Khi nào đánh thuế bất động sản thứ 2? Đánh thuế bất động sản thứ 2 như thế nào? Mục đích đánh thuế bất động sản thứ 2?
Khi nào đánh thuế bất động sản thứ 2? Đánh thuế bất động sản thứ 2 như thế nào?
Đánh thuế bất động sản thứ 2 là chính sách mà Nhà nước áp dụng thuế đối với cá nhân hoặc tổ chức sở hữu từ hai bất động sản trở lên. Nhiều quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, Anh đã triển khai hiệu quả hình thức thuế này để kiểm soát thị trường nhà đất.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định chính thức về việc đánh thuế bất động sản thứ 2. Tuy nhiên, vấn đề này đang được các cơ quan chức năng nghiên cứu và đề xuất.
Cụ thể, trong Báo cáo 245/BC-BTNMT năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, nghiên cứu và xây dựng quy định về loại thuế này.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đang tiến hành nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế và xác định những vướng mắc trong quá trình triển khai chính sách thuế liên quan đến bất động sản để báo cáo cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp.
Dù đã có định hướng và đề xuất bước đầu, đến nay vẫn chưa có thông tin cụ thể về mức thuế suất cũng như thời điểm áp dụng chính thức. Do ảnh hưởng rộng rãi đến thị trường và xã hội, việc đánh thuế bất động sản thứ 2 cần được xem xét cẩn trọng về cả hình thức lẫn thời gian triển khai, nhằm đảm bảo hiệu quả mà không gây xáo trộn hoặc phản ứng tiêu cực trong dư luận.
Lưu ý: Thông tin "Khi nào đánh thuế bất động sản thứ 2? Đánh thuế bất động sản thứ 2 như thế nào?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
>> Đánh thuế bất động sản thứ 2 là gì?
>> Đánh thuế bất động sản thứ 2 bao nhiêu?
>> Khi nào đánh thuế bất động sản thứ 2?
Khi nào đánh thuế bất động sản thứ 2? Đánh thuế bất động sản thứ 2 như thế nào? Mục đích đánh thuế bất động sản thứ 2? (Hình từ Internet)
Mục đích đánh thuế bất động sản thứ 2 theo Báo cáo 245?
Căn cứ vào mục 3 Phần VI Báo cáo 245/BC-BTNMT năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có nêu như sau:
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Việc triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành với sự phân cấp mạnh mẽ, triệt để và nhiều điểm mới nên thời gian đầu không tránh khỏi một số khó khăn, vướng mắc, lúng túng tại các địa phương. Do đó, cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tập trung vào khâu tổ chức thực hiện để Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành thực sự đi vào cuộc sống... Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo một số nội dung sau:
1. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, siết chặt kỷ cương, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, định mức kinh tế - kỹ thuật về đất đai thuộc thẩm quyền nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện.
2. Chuẩn bị tốt các điều kiện về nguồn lực, cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai để xây dựng bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2024, có đánh giá tác động, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình xây dựng bảng giá đất để áp dụng từ ngày 01/01/2026.
3. Bộ Tài chính nghiên cứu, rà soát, xem xét về đối tượng, thuế suất trong việc thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; nghiên cứu, tham mưu ban hành quy định thực hiện đánh thuế đối với bất động sản thứ hai nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, lướt sóng và khuyến khích sử dụng đất hiệu quả; rút ngắn thời gian nộp tiền sử dụng đất sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất để khắc phục tồn tại, hạn chế liên quan đến việc bỏ cọc, không nộp tiền trúng đấu giá.
4. Bộ Tư pháp rà soát quy định của pháp luật về đấu giá tài sản theo hướng tăng mức tiền đặt trước phải nộp (có thể lên mức 50% tổng giá trị thửa đất, khu đất tính theo giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất) để hạn chế việc bỏ giá cao, sau đó bỏ cọc gây dư luận không tốt trong nhân dân.
5. Bộ Xây dựng chỉ đạo rà soát các quy hoạch khu đô thị, khu dân cư, công khai quy hoạch, đánh giá đúng, đầy đủ nhu cầu nhà ở, đất ở đặc biệt là nhu cầu nhà ở, đất ở cho đối tượng là người có thu nhập thấp; rút ngắn các thủ tục để triển khai dự án nhà ở, tăng cường quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản trong đó có thị trường quyền sử dụng đất.
Theo đó, việc đánh thuế bất động sản thứ 2 nhằm mục đích:
- Hạn chế tình trạng đầu cơ, lướt sóng
- Khuyến khích sử dụng đất hiệu quả.
Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở được quy định như thế nào?
Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở 2023 như sau:
- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở của chủ sở hữu theo quy định của Luật này.
- Nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân không bị quốc hữu hóa. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì Nhà nước quyết định mua trước nhà ở hoặc giải tỏa nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp mua trước nhà ở thì Nhà nước có trách nhiệm thanh toán theo giá thị trường; trường hợp giải tỏa nhà ở thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và thực hiện chính sách tái định cư cho chủ sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật. Trường hợp trưng mua, trưng dụng nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Lời chúc ngày 15 4 Cảnh sát cơ động? Lời chúc ngày truyền thống Cảnh sát cơ động 15 4 ý nghĩa?
- Viết 4 5 câu về một hành động đẹp của bạn bè đối với thiên nhiên? Đoạn văn về hành động đẹp của bạn bè với thiên nhiên?
- Lời động viên người khuyết tật ý nghĩa? Lời động viên người khuyết nhân Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4?
- Kế hoạch tổ chức Ngày người khuyết tật Việt Nam năm 2025? Mẫu kế hoạch tổ chức Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4?
- Nghị luận về ý nghĩa của việc giữ lời hứa? Viết đoạn văn về ý nghĩa của việc giữ lời hứa chọn lọc?