Khi lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc và Báo cáo tài chính nhà nước cấp tỉnh thì các giao dịch nội bộ nào phải loại trừ?
Khi lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc thì các giao dịch nội bộ nào phải loại trừ?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 133/2018/TT-BTC, được sửa đổi bởi điểm 7.1 khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2021/TT-BTC quy định như sau:
Giao dịch nội bộ
1. Giao dịch nội bộ là giao dịch giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong cùng phạm vi lập Báo cáo tài chính nhà nước và được loại trừ khi lập Báo cáo tài chính nhà nước theo hướng dẫn tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 của Điều này.
2. Các giao dịch nội bộ phải loại trừ khi lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc bao gồm:
a) Bổ sung cân đối ngân sách; bổ sung có mục tiêu, thu hồi, hoàn trả kinh phí giữa ngân sách cấp Trung ương và ngân sách cấp tỉnh.
b) Vay từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
c) Cho ngân sách địa phương vay lại từ nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
d) Chi, tạm ứng kinh phí hoạt động; chi, tạm ứng, ứng trước kinh phí chương trình dự án, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản,... từ nguồn ngân sách nhà nước cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc ngân sách cấp trung ương.
đ) Giao dịch nội bộ giữa các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc ngân sách các cấp; giao dịch nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc các cấp ngân sách với nhau (ngoài các giao dịch nội bộ đã được loại trừ khi lập các Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh, nêu tại điểm c Khoản 3 của Điều này).
...
Như vậy khi lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc thì các giao dịch nội bộ phải loại là
- Bổ sung cân đối ngân sách; bổ sung có mục tiêu, thu hồi, hoàn trả kinh phí giữa ngân sách cấp Trung ương và ngân sách cấp tỉnh.
- Vay từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
- Cho ngân sách địa phương vay lại từ nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
- Chi, tạm ứng kinh phí hoạt động; chi, tạm ứng, ứng trước kinh phí chương trình dự án, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản,... từ nguồn ngân sách nhà nước cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc ngân sách cấp trung ương.
- Giao dịch nội bộ giữa các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc ngân sách các cấp; giao dịch nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc các cấp ngân sách với nhau (ngoài các giao dịch nội bộ đã được loại trừ khi lập các Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh, nêu tại điểm c Khoản 3 của Điều này).
Báo cáo tài chính nhà nước (Hình từ Internet)
Khi lập Báo cáo tài chính nhà nước cấp tỉnh thì các giao dịch nội bộ nào phải loại trừ?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 133/2018/TT-BTC, được sửa đổi bởi điểm 7.2 khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2021/TT-BTC quy định như sau:
Giao dịch nội bộ
...
3. Các giao dịch nội bộ phải loại trừ khi lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh bao gồm:
a) Bổ sung cân đối ngân sách; bổ sung có mục tiêu, thu hồi, hoàn trả kinh phí giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện.
b) Chi, tạm ứng kinh phí hoạt động; chi, tạm ứng, ứng trước kinh phí chương trình dự án, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản... cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc ngân sách cấp tỉnh.
c) Giao dịch nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cùng phạm vi lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh.
...
Như vậy khi lập Báo cáo tài chính nhà nước cấp tỉnh thì các giao dịch nội bộ phải loại trừ là:
- Bổ sung cân đối ngân sách; bổ sung có mục tiêu, thu hồi, hoàn trả kinh phí giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện.
- Chi, tạm ứng kinh phí hoạt động; chi, tạm ứng, ứng trước kinh phí chương trình dự án, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản... cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc ngân sách cấp tỉnh.
- Giao dịch nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cùng phạm vi lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh.
Nội dung kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 133/2018/TT-BTC quy định như sau:
Kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước
1. Nội dung kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước
a) Kiểm tra danh mục Báo cáo tài chính nhà nước theo quy định tại Điều 30 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015.
b) Kiểm tra tính pháp lý của Báo cáo tài chính nhà nước: đảm bảo báo cáo được phê duyệt đầy đủ, đúng thẩm quyền.
c) Kiểm tra việc tổng hợp các báo cáo: đảm bảo tổng hợp đầy đủ số liệu các đơn vị cung cấp thông tin, đảm bảo loại trừ theo quy định tại Thông tư này.
2. Cơ quan kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước
a) Bộ Tài chính kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc.
b) Kho bạc Nhà nước kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh.
Như vậy nội dung kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước gồm:
- Kiểm tra danh mục Báo cáo tài chính nhà nước theo quy định tại Điều 30 Luật Kế toán 2015.
- Kiểm tra tính pháp lý của Báo cáo tài chính nhà nước: đảm bảo báo cáo được phê duyệt đầy đủ, đúng thẩm quyền.
- Kiểm tra việc tổng hợp các báo cáo: đảm bảo tổng hợp đầy đủ số liệu các đơn vị cung cấp thông tin, đảm bảo loại trừ theo quy định tại Thông tư 133/2018/TT-BTC.
Và cơ quan kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước là:
- Bộ Tài chính kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc.
- Kho bạc Nhà nước kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?