Khi không thực hiện đúng nội dung giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam thì bị xử phạt như thế nào?
- Trong đơn đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam tổ chức phải cam kết nội dung gì?
- Chế tài đối với hành vi không thực hiện đúng nội dung giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam là gì?
- Quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim được quy định như thế nào?
Trong đơn đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam tổ chức phải cam kết nội dung gì?
Căn cứ tại Mẫu số 01 Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư 17/2022/TT-BVHTTDL quy định về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam.
Theo đó, trong đơn đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam tổ chức phải cam kết:
Trong quá trình sản xuất phim, cam kết thực hiện theo Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam và các quy định của luật pháp hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam.
Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam.
Ngoài ra, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Kịch bản tóm tắt phim và kịch bản chi tiết nội dung quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam bằng tiếng Việt;
- Văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật Điện ảnh 2022 của tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam.
Trong đơn đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam tổ chức phải cam kết nội dung gì? (Hình từ Internet)
Chế tài đối với hành vi không thực hiện đúng nội dung giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam là gì?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về sản xuất phim như sau:
Vi phạm quy định về sản xuất phim
...
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng dịch vụ do cơ sở điện ảnh Việt Nam cung cấp khi sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
b) Không có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ với cơ sở điện ảnh Việt Nam khi sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Không thực hiện đúng nội dung giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu phim hoặc đoạn phim đã quay tại Việt Nam đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
c) Tịch thu giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.
Như vậy, đối với hành vi không thực hiện đúng nội dung giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đồng thời, bị tịch thu phim hoặc đoạn phim đã quay tại Việt Nam.
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim được quy định tại Điều 10 Luật Điện ảnh 2022, cụ thể như sau:
Về quyền của cơ sở điện ảnh sản xuất phim bao gồm:
- Sản xuất, hợp tác sản xuất phim; cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Tham gia sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước;
- Tham gia liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim, tuần phim.
Về nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim bao gồm:
- Bảo đảm sản xuất phim theo nội dung đã đăng ký kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được phê duyệt;
- Thực hiện nội dung văn bản thẩm định kịch bản đối với phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước;
- Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, y tế, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa và các vấn đề khác có liên quan theo quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất phim;
- Gửi văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật Điện ảnh 2022 tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong trường hợp hợp tác sản xuất phim với tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhận tài trợ từ tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất phim;
- Tuân thủ quy định của Luật Điện ảnh 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong đó, cơ sở điện ảnh là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác do tổ chức, cá nhân thành lập, thực hiện hoạt động điện ảnh theo quy định của Luật Điện ảnh 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?