Khi chuyển khoản nhầm thì người nhận tiền có nghĩa vụ hoàn trả số tiền đó không? Xử phạt hành chính đối với người nhận tiền không trả lại tiền khi được chuyển khoản nhầm?
Khi chuyển khoản nhầm thì người nhận tiền có nghĩa vụ hoàn trả số tiền đó không?
Về vấn đề của anh, khi một người vô tình nhận tiền từ người khác chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình thì người nhận phải có trách nhiệm trả lại cho người đã chuyển nhầm.
Pháp luật quy định việc không trả lại số tiền chuyển nhầm sẽ bị coi là chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 thì nhận tiền quy định về nghĩa vụ hoàn trả như sau:
Nghĩa vụ hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Ngoài ra, Điều 580 Bộ luật Dân sự 2015 này cũng quy định người chiếm hữu, sử dụng phải hoàn trả toàn bộ tài sản thu được. Đây là nghĩa vụ bắt buộc nên nếu người có nghĩa vụ không thực hiện thì bị coi là vi phạm pháp luật. Tùy tính chất, mức độ, hành vi có thể bị áp dụng chế tài hành chính hoặc hình sự.
Chuyển khoản nhầm
Xử phạt hành chính đối với người nhận tiền không trả lại tiền khi được chuyển khoản nhầm?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
Theo đó, hành vi chiếm giữ tài sản của người khác có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, tịch thu tang vật, phương tiện buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp và trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, nếu người nước ngoài có hành vi này sẽ bị trục xuất.
Người nhận tiền không trả lại tiền khi được chuyển khoản nhầm là 5 triệu đồng thì có bị xử lý hình sự không?
Căn cứ theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luât Hình sự 2017 quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:
Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp, người nhận tiền không trả lại tiền khi được chuyển khoản nhầm có thể xem xét đến tội chiếm giữ trái phép tài sản.
Theo quy định thì người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì sẽ phạm tội này và bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Cho nên trong trường hợp này, nếu như số tiền chuyển khoản nhầm là 5 triệu đồng thì chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản. Chỉ bị xử phạt hành chính như quy định có đề cập trước đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?