Khảo sát năng lực Tiếng Anh là gì? Tại sao phải khảo sát năng lực Tiếng Anh? Sử dụng ngoại ngữ trong dạy học có ưu tiên sự dụng Tiếng Anh không?

Khảo sát năng lực Tiếng Anh là gì? Tại sao phải khảo sát năng lực Tiếng Anh? Khảo sát năng lực Tiếng Anh: Sử dụng ngoại ngữ trong dạy học thì giáo viên có ưu tiên sự dụng Tiếng Anh không? Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào?

Khảo sát năng lực Tiếng Anh là gì? Tại sao phải khảo sát năng lực Tiếng Anh?

Khảo sát năng lực tiếng Anh là một hình thức đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của một cá nhân thông qua các bài kiểm tra được thiết kế theo chuẩn quốc tế hoặc theo khung năng lực ngoại ngữ cụ thể.

Việc khảo sát năng lực tiếng Anh có nhiều lý do quan trọng, nhất là trong môi trường giáo dục và công việc hiện nay. Dưới đây là những lý do chính vì sao cần thực hiện khảo sát này:

1. Đánh giá thực trạng năng lực

- Giúp cơ quan, tổ chức (như trường học, sở giáo dục…) nắm được trình độ tiếng Anh thực tế của giáo viên, học sinh, hoặc nhân viên. Từ đó, dễ dàng phân loại nhóm, xác định ai cần bồi dưỡng thêm, ai đã đạt chuẩn.

2. Lập kế hoạch đào tạo phù hợp: Dựa vào kết quả khảo sát, nhà quản lý có thể xây dựng chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng sát với nhu cầu thực tế, tránh đào tạo dàn trải, tốn thời gian và chi phí.

3. Cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập: Giáo viên có trình độ tiếng Anh tốt hơn có thể tiếp cận tài liệu quốc tế. Trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp nước ngoài. Áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại từ các nền giáo dục tiên tiến. Học sinh cũng được hưởng lợi từ việc học trong môi trường ngoại ngữ chất lượng hơn.

4. Cải thiện chính sách: Kết quả khảo sát có thể là cơ sở để đề xuất các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Khảo sát năng lực Tiếng Anh là gì? Tại sao phải khảo sát năng lực Tiếng Anh? Sử dụng ngoại ngữ trong dạy học có ưu tiên sự dụng Tiếng Anh không?

Khảo sát năng lực Tiếng Anh là gì? Tại sao phải khảo sát năng lực Tiếng Anh? Sử dụng ngoại ngữ trong dạy học có ưu tiên sự dụng Tiếng Anh không? (hình từ internet)

>> Xem chi tiết: Lịch khảo sát năng lực tiếng Anh của giáo viên TPHCM từ ngày 23 đến 29/4/2025

Khảo sát năng lực Tiếng Anh: Sử dụng ngoại ngữ trong dạy học thì giáo viên có ưu tiên sử dụng Tiếng Anh không?

Theo Điều 8 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
1. Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
a) Mức đạt: Có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
b) Mức khá: Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc biết ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Mức tốt: Có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
2. Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
a) Mức đạt: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục và quản lý học sinh theo quy định; hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục theo quy định;
...

Như vậy, theo tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông về việc sử dụng ngoại ngữ trong dạy học, giáo dục thì ưu tiên tiếng Anh củ thể như sau:

- Mức đạt: Có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

- Mức khá: Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc biết ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

- Mức tốt: Có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào?

Theo Điều 10 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:

1. Quy trình đánh giá

- Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

- Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.

2. Xếp loại kết quả đánh giá

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;

- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

Khảo sát năng lực tiếng Anh của giáo viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khảo sát năng lực Tiếng Anh là gì? Tại sao phải khảo sát năng lực Tiếng Anh? Sử dụng ngoại ngữ trong dạy học có ưu tiên sự dụng Tiếng Anh không?
Pháp luật
Lịch khảo sát năng lực tiếng Anh của giáo viên TPHCM từ ngày 23 đến 29/4/2025 theo Kế hoạch 1879/KH-SGDĐT thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khảo sát năng lực tiếng Anh của giáo viên
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
15 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào