Khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện cần đáp ứng yêu cầu gì?
- Khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện cần đáp ứng yêu cầu gì?
- Suy giảm khả năng lao động do bị bệnh nghề nghiệp có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp không?
- Hồ sơ đề nghị bổ sung chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện trong trường hợp kết quả giám định lại làm tăng mức suy giảm khả năng lao động được quy định như thế nào?
Khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện cần đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Hồ sơ, trình tự khám giám định (bao gồm cả giám định lần đầu và giám định lại) mức suy giảm khả năng lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
2. Việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch. Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định của mình theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch. Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định của mình theo quy định của pháp luật.
Suy giảm khả năng lao động do bị bệnh nghề nghiệp có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp không?
Căn cứ Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định điều kiện được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như sau:
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.
2. Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp theo điểm a khoản 1 Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 sẽ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
Khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện cần đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị bổ sung chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện trong trường hợp kết quả giám định lại làm tăng mức suy giảm khả năng lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị bổ sung chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện trong trường hợp kết quả giám định lại làm tăng mức suy giảm khả năng lao động như sau:
Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm có:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú;
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
d) Bản sao giấy chứng tử, trích lục khai tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đối với trường hợp chết do tai nạn lao động;
đ) Biên bản điều tra tai nạn lao động;
e) Đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người lao động hoặc thân nhân người bị nạn đối với trường hợp tai nạn lao động chết người theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Bản chính hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan về phí giám định suy giảm khả năng lao động.
2. Trường hợp kết quả giám định lại làm tăng mức suy giảm khả năng lao động được quy định tại khoản 4 Điều 7 của Nghị định này, Hồ sơ đề nghị bổ sung chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm có:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
c) Đơn đề nghị giải quyết bổ sung chế độ tai nạn lao động của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Bản chính hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan về phí giám định suy giảm khả năng lao động.
Như vậy, hồ sơ đề nghị bổ sung chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện trong trường hợp kết quả giám định lại làm tăng mức suy giảm khả năng lao động gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
- Đơn đề nghị giải quyết bổ sung chế độ tai nạn lao động của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản chính hóa đơn, chứng từ hợp










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch cúp điện Bà Rịa Vũng Tàu 14 5 đến 31 5 2025? Lịch cúp điện Vũng Tàu hôm nay? Lịch cúp điện Vũng Tàu ngày mai?
- Lễ hội Làng Sen bắn pháo hoa 15 5 mấy giờ? Bắn pháo hoa Lễ hội Làng Sen tại đâu? Lịch bắn pháo hoa Lễ hội Làng Sen 2025?
- Hẻm là gì? Ngách là gì? Việc đánh số nhà trong hẻm được thực hiện như thế nào theo Thông tư 08?
- Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2025 diễn ra ngày nào? DIFF bắn ở đâu? Địa điểm bắn pháo hoa Đà Nẵng 2025?
- Khai thác xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện như thế nào? Những hình thức xử lý tài sản hiện nay thế nào?