Khi nào người lao động được thay đổi phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143?
- Khi nào người lao động được thay đổi phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143?
- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động không?
- Người lao động tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có trách nhiệm gì nếu muốn tiếp tục đóng bảo hiểm?
Khi nào người lao động được thay đổi phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo một trong hai phương thức đóng sau đây:
a) Đóng 06 tháng một lần;
b) Đóng 12 tháng một lần.
2. Người đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thay đổi phương thức đóng. Việc thay đổi phương thức đóng được thực hiện sau khi đã hoàn thành chu kỳ đóng đã đăng ký trước đó.
3. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
a) Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng IV;
b) Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng IV.
...
Như vậy, người lao động thay đổi phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thực hiện sau khi đã hoàn thành chu kỳ đóng đã đăng ký trước đó.
Lưu ý: Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
- Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng IV;
- Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng IV.
Khi nào người lao động được thay đổi phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143? (Hình từ Internet)
Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, cụ thể như sau:
+ Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ nghèo theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn;
+ Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ cận nghèo theo mức chuẩn hộ cận nghèo khu vực nông thôn;
+ Bằng 10% đối với người lao động khác.
Lưu ý: Phương thức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
- Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng phần trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy nhiệm theo quy định của pháp luật;
- Định kỳ 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội;
- Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện của năm đó.
Người lao động tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có trách nhiệm gì nếu muốn tiếp tục đóng bảo hiểm?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về việc tạm dùng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Khi quá thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11 của Nghị định này mà người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện không đóng bảo hiểm thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
2. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
Theo đó, người đang tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng theo thủ tục sau:
- Hồ sơ đăng ký lại phương thức đóng làm căn cứ đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội.
- Giải quyết đăng ký lại phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện:
+ Người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
+ Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong ngày đối với trường hợp nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể chào giá trực tuyến thông thường với vật liệu xây dựng cơ bản không? Thông báo mời tham gia chào giá trực tuyến cần có nội dung gì?
- Đất hiếm là gì? Đất hiếm là khoáng sản gì? Thăm dò khoáng sản đất hiếm bao gồm những nội dung nào?
- Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh được hiểu như thế nào? Nguyên tắc lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh?
- Ngày 18 tháng 4 là ngày gì? Ngày 18 tháng 4 có sự kiện gì? Ngày 18 4 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Tổng diện tích dự kiến sáp nhập Bắc Kạn Thái Nguyên là bao nhiêu? Tỉnh Bắc Kạn Thái Nguyên thuộc phân vùng kinh tế xã hội nào?