Khai thác nước mặt để sử dụng có cần phải xin cấp giấy phép hay không? Giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

Chỉ giúp mình thủ tục lập hồ sơ xin cấp phép khai thác nước mặt phục vụ tưới nông nghiệp đối với các hồ chứa thủy lợi. Liệu trường hợp của tôi có được miễn cấp giấy phép hay không? Nếu phải xin giấy phép thì thời hạn sử dụng của giấy phép là bao lâu? Do cơ quan nào cấp?

Khai thác nguồn nước mặt để sử dụng có cần phải xin cấp giấy phép hay không?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 201/2003/NĐ-CP, được bãi bỏ một khoản và thay thế cụm từ bởi điểm e, điểm đ khoản 1 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về các trường hợp khai thác tài nguyên nước không phải đăng ký, xin phép như sau:

"Điều 16. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép
1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại các Điểm a, c, d và Điểm đ Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước mà không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước.
2. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước bao gồm:
a) Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước;
b) Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;
c) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo."

Vì bạn chưa nêu cụ thể việc sản xuất nông nghiệp ở cơ sở của bạn có quy mô khai thác nước mặt cụ thể là bao nhiêu nên bạn có thể đối chiếu với các quy định trên để xác định có thuộc trường hợp không phải xin phép hay không.

Nếu không, cơ sở bạn cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép khai thác nước mặt theo quy định của pháp luật.

Khai thác nước mặt để sử dụng có cần phải xin cấp giấy phép hay không?

Khai thác nước mặt để sử dụng có cần phải xin cấp giấy phép hay không? (Hình từ Internet)

Giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

Căn cứ Điều 21 Nghị định 201/2003/NĐ-CP, bị bãi bỏ điểm d khoản 1 bởi điểm e khoản 1 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về thời hạn của giấy phép như sau:

"Điều 21. Thời hạn của giấy phép
1. Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm, tối đa là mười (10) năm;
b) Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là hai (02) năm và được xem xét gia hạn một (01) lần, thời gian gia hạn không quá một (01) năm;
c) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm;
d) Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại Khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.
2. Căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép."

Như vậy, trường hợp cần được cấp giấy phép để tiến hành khai thác thì giấy phép khai thác nước mặt được cấp có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 5 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 3 năm, tối đa là 10 năm.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước mặt gồm những thành phần nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 201/2003/NĐ-CP có quy định hồ sơ cấp giấy phép khai thác nước mặt được quy định cụ thể gồm những thành phần sau:

"Điều 32. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành);
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
d) Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, nước biển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
[...]"

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước mặt cho doanh nghiệp?

Căn cứ quy định tại Điều 28 Nghị định 201/2003/NĐ-CP, bị bãi bỏ một số điểm bởi điểm e khoản 1 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước nói chung (có bao gồm giấy phép khai thác nước mặt) như sau:

"Điều 28. Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
e) Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm trở lên;
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại Khoản 1 Điều này."

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước mặt đối với doanh nghiệp cho những mục đích quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Khai thác nước mặt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trình tự đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt được thực hiện thế nào? Mẫu tờ khai đăng ký công trình khai thác nước mặt được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khai thác nước mặt để sử dụng có cần phải xin cấp giấy phép hay không? Giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn sử dụng trong bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác nước mặt
19,385 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai thác nước mặt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào