Kết luận giám định định giá tài sản có thể được thay thế bởi chứng thư thẩm định giá trong tố tụng hình sự để đánh giá thiệt hại được hay không?
Chứng thư thẩm định giá thay thế cho kết luận giám định định giá tài sản trong tố tụng hình sự để đánh giá thiệt hại được hay không?
Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập để thông báo cho khách hàng và các bên liên quan về những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá. (khoản 17 Điều 4 Luật giá 2012)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Luật giá 2012 quy định về mục đích của kết quả thẩm định giá như sau:
Kết quả thẩm định giá
1. Kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.
2. Việc sử dụng kết quả thẩm định giá phải đúng mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Theo quy định trên, kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.
Bên cạnh đó việc sử dụng kết quả thẩm định giá phải đúng mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, để đánh giá thiệt hại của tài sản phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án hình sự thì theo quy định tại khoản 1 Điều 215 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về định giá tài sản như sau:
Yêu cầu định giá tài sản
1. Khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.
…
Và quá trình tiến hành định giá tài sản được quy định tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Tiến hành định giá tài sản
1. Việc định giá tài sản do Hội đồng định giá tài sản tiến hành. Phiên họp định giá tài sản có thể thực hiện tại nơi có tài sản được định giá hoặc nơi khác theo quyết định của Hội đồng định giá tài sản.
Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự phiên họp định giá tài sản nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá tài sản biết; khi được sự đồng ý của Hội đồng định giá tài sản thì có quyền đưa ra ý kiến.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản.
Như vậy, trong thủ tục tố tụng hình sự, để xác định giá tài sản làm căn cứ để giải quyết các vụ án hình sự thì phải thực hiện định giá tài sản theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Trong đó việc định giá phải phải do Hội đồng định giá tài sản tiến hành theo phiên họp định giá tài sản (Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản).
Vậy nên không thể dùng chứng thư thẩm định giá thay thế cho kết luận giám định trong tố tụng hình sự để đánh giá giá trị tài sản thiệt hại trong giải quyết vụ án hình sự.
Kết luận giám định định giá tài sản có thể được thay thế bởi chứng thư thẩm định giá trong tố tụng hình sự để đánh giá thiệt hại được hay không? (Hình từ Internet)
Trong trường hợp tài sản bị thất lạc hoặc không còn nữa thì làm sao để định giá tài sản?
Trong trường hợp tài sản bị thất lạc, mất hoặc không còn nữa thì theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Định giá tài sản trong trường hợp tài sản bị thất lạc hoặc không còn
Trường hợp tài sản cần định giá bị thất lạc hoặc không còn thì việc định giá tài sản được thực hiện theo hồ sơ của tài sản trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được về tài sản cần định giá.
Như vây, trong trường hợp tài sản bị thất lạc hoặc không còn mà cần định giá thì việc định giá được thực hiện theo hồ sơ của tài sản trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được về tài sản cần định giá.
Văn bản yêu cầu định giá tài sản bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 215 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Yêu cầu định giá tài sản
1. Khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.
2. Văn bản yêu cầu định giá tài sản có các nội dung:
a) Tên cơ quan yêu cầu định giá; họ tên người có thẩm quyền yêu cầu định giá;
b) Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu;
c) Thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá;
d) Tên tài liệu có liên quan (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu định giá tài sản;
e) Ngày, tháng, năm yêu cầu định giá tài sản, thời hạn trả kết luận định giá tài sản.
...
Như vậy, những nội dung trong văn bản yêu cầu định giá tài sản bao gồm:
- Tên cơ quan yêu cầu định giá, họ tên người có thẩm quyền yêu cầu định giá
- Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu
- Thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá
- Tên tài liệu có liên quan
- Nội dung yêu cầu định giá tài sản
- Ngày, tháng, năm yêu cầu định giá tài sản, thời hạn trả kết luận định giá tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?