Kéo dài thời gian chiêm bái xá lợi đức phật Chùa Tam Chúc thay thế lịch chiêm bái xá lợi đức phật Chùa Tam Chúc trước đây đúng không? Các hành vi bị nghiêm cấm?

Kéo dài thời gian chiêm bái xá lợi đức phật Chùa Tam Chúc thay thế lịch chiêm bái xá lợi đức phật Chùa Tam Chúc trước đây đúng không? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo là gì?

Kéo dài thời gian chiêm bái xá lợi đức phật Chùa Tam Chúc thay thế lịch chiêm bái xá lợi đức phật Chùa Tam Chúc trước đây đúng không?

Tham khảo Lịch chiêm bái xá lợi đức phật Chùa Tam Chúc mới nhất

Theo đó, thời gian chiêm bái xá lợi đức phật Chùa Tam Chúc sẽ được kéo dài đến hết ngày 21/5/2025 thay thế cho lịch chiêm bái trước đó là đến 12h ngày 20/5/2025.

Địa điểm: Điện Tam Thế, chùa Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Tham khảo Bản đồ cung đường chiêm bái xá lợi Phật tại Chùa Tam Chúc dưới đây:

Bản đồ cung đường chiêm bái xá lợi Phật tại Chùa Tam Chúc? Hướng dẫn chiêm bái xá lợi Phật tại Chùa Tam Chúc?

Nếu đi bằng đường bộ, từ cổng Tam Quan Ngoại, đi vòng qua hồ Tam Chúc, qua Điện Quan Âm, Điện Giáo Chủ đến Điện Tam Thế, nơi tôn trí Xá lợi Phật.

Quãng đường từ Tam Quan Ngoại đến Điện Tam Thế dài khoảng 3-3,5km.

Nếu di chuyển bằng xe điện, đến bãi xe trung tâm rồi lên xe chở đến điện Tam Thế, thời gian di chuyển từ 10-15 phút.

Nếu Di chuyển bằng thuyền sẽ lên thuyền ở Bến thuyền Trung tâm Hội nghị Quốc tế đến Tam Quan Nội, sau đó đi xuyên quan điện Quan Âm, điện Giáo chủ để đến điện Tam Thế.

Kéo dài thời gian chiêm bái xá lợi đức phật Chùa Tam Chúc thay thế lịch chiêm bái xá lợi đức phật Chùa Tam Chúc trước đây đúng không?

Kéo dài thời gian chiêm bái xá lợi đức phật Chùa Tam Chúc thay thế lịch chiêm bái xá lợi đức phật Chùa Tam Chúc trước đây đúng không? (Hình từ Internet)

Xá lợi là gì? Chiêm bái xá lợi phật là gì?

Xá lợi hay xá lị (tiếng Phạn: sarira) là những viên nhỏ có dạng tròn có màu sắc khác nhau, óng ánh như ngọc trai hay pha lê, được hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi viên tịch của các vị cao tăng Phật giáo. Xá lợi thường có hình dáng, màu sắc và kích thước khác nhau tùy thuộc vào đạo hạnh của người tu hành.

Các sách Phật giáo có ghi chép rằng: sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, thi thể của Ngài được đưa đi hỏa táng, sau đó trong phần tro cốt còn lại, người ta phát hiện ra nhiều viên cứng, có hình dạng tròn nhỏ, một số viên trong suốt, long lanh như ngọc, tỏa ánh sáng kỳ diệu. Tổng số xá lợi này được đựng đầy trong 8 hộc 4 đấu, theo đơn vị đo lường cổ đại Ấn Độ. Những viên này được gọi là xá lợi, và từ đó trở thành báu vật thiêng liêng. Sự xuất hiện của xá lợi được xem là minh chứng cho công hạnh viên mãn và trí tuệ siêu việt của Đức Phật, đồng thời là biểu tượng của sự bất diệt trong giáo pháp của Ngài.

Xá lợi không chỉ là tro cốt vật lý, mà còn được xem là kết tinh của giới đức, thiền định và trí tuệ, là minh chứng cho sự tu hành đạt đến mức độ cao. Xá lợi được gìn giữ với niềm tin rằng chúng mang lại phước lành, giúp khơi dậy lòng tin sâu sắc và truyền cảm hứng tu tập. Đây là những bảo vật linh thiêng, biểu tượng cao quý của đạo Phật và là nguồn cảm hứng lớn lao cho hàng triệu tín đồ Phật giáo trên khắp thế giới.

>> Theo đó, Chiêm bái xá lợi phật có thể hiểu là việc tận mắt nhìn thấy xá lợi Đức Thích Ca Mâu Ni.

Thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Lưu ý:

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, như sau:

(1) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

(2) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:

- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;

- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;

- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;

- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;

- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.

(3) Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo là gì?

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo được quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể như sau:

(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Đại lễ Phật đản Vesak
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kéo dài thời gian chiêm bái xá lợi đức phật Chùa Tam Chúc thay thế lịch chiêm bái xá lợi đức phật Chùa Tam Chúc trước đây đúng không? Các hành vi bị nghiêm cấm?
Pháp luật
Chùa Tam Chúc tổ chức đêm hoa đăng sau hoạt động chiêm bái xá lợi Đức Phật? Các hành vi bị cấm khi thả hoa đăng?
Pháp luật
Cách làm trend Phật đản góc phải màn hình máy tính - Trend Lễ phật đản google thế nào? Mục đích, ý nghĩa của Đại lễ Phật đản Vesak là gì?
Pháp luật
Bản đồ cung đường chiêm bái xá lợi Phật tại Chùa Tam Chúc? Hướng dẫn chiêm bái xá lợi Phật tại Chùa Tam Chúc?
Pháp luật
Khi nào Xá lợi về Chùa Tam Chúc? Bản đồ cung rước xá lợi Đức Phật về Chùa Tam Chúc? Lịch trình chiêm bái xá lợi phật Chùa Tam Chúc thế nào?
Pháp luật
Mây ngũ sắc là gì? Mây ngũ sắc xuất hiện tại nơi chiêm bái xá lợi Đức Phật? Lộ trình và các hành vi bị nghiêm cấm khi chiêm bái?
Pháp luật
Lộ trình rước xá lợi Phật về Chùa Tam Chúc? Lịch trình rước xá lợi Phật Chùa Tam Chúc thế nào? Lịch chiêm bái xá lợi Phật chùa Tam Chúc?
Pháp luật
Thời gian kết thúc chiêm bái xá lợi Đức Phật vào ngày mấy? Ngày mấy cung tiễn xá lợi Phật trở về Ấn Độ?
Pháp luật
Danh sách 4 ngôi chùa cung nghinh xá lợi Đức Phật tại Việt Nam? Lịch trình chiêm bái xá lợi Đức Phật tại 4 ngôi chùa ra sao?
Pháp luật
Lễ rước xá lợi Phật là gì? Lịch rước xá lợi Phật chùa Tam Chúc? Thời gian chiêm bái xá lợi Phật chùa Tam Chúc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại lễ Phật đản Vesak
10 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào