Kè mỏ hàn là gì? Hướng dẫn xác định chiều sâu đóng cọc (T) khi thiết kế mỏ hàn cọc? Tham khảo một số thông số thiết kế mỏ hàn?
Kè mỏ hàn là gì? Kè mỏ hàn bao gồm những loại nào?
Tại tiểu mục 3.9 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 về Công trình bảo vệ đê, bờ sông - Yêu cầu thiết kế:
Theo đó, kè mỏ hàn (groyne) là công trình nối từ bờ sông nhằm hướng dòng chảy ra xa bờ, gây bồi lắng và cải tạo bờ sông theo tuyền chỉnh trị, tham khảo trong Phụ lục C.
Căn cứ tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 về Công trình bảo vệ đê, bờ sông - Yêu cầu thiết kế:
5 Phân loại công trình bảo vệ đê, bờ sông
Công trình bảo vệ đê, bờ sông trong tiêu chuẩn này được phân thành 3 loại:
a) Kè bảo vệ trực tiếp bao gồm: Kè mái nghiêng, kè tường đứng, kè tường đứng kết hợp kè mái nghiêng.
b) Kè mỏ hàn bao gồm: Kè mỏ hàn bằng đá hộc, kè mỏ hàn lõi đất có lớp phủ bảo vệ, kè mỏ hàn cọc.
c) Kè mềm bao gồm: Cụm cây gây bồi, bao cát vải địa kỹ thuật, túi Geotube.
Như vậy, kè mỏ hàn bao gồm: Kè mỏ hàn bằng đá hộc, kè mỏ hàn lõi đất có lớp phủ bảo vệ, kè mỏ hàn cọc.
Ngoài ra, trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 thì các thuật ngữ được hiểu như sau:
- Sông (river bank)
Nơi tập trung nước trên bề mặt theo những nơi trũng thấp của địa hình tạo thành dòng chảy có lòng dẫn tương đối ổn định bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo.
- Bờ sông (river bank)
Ranh giới giữa mái dốc của lòng sông với mặt đất tự nhiên của bãi sông.
- Công trình bảo vệ bờ sông (river bank protection structures)
Công trình dùng giải pháp kỹ thuật để giữ ổn định, bảo vệ bờ sông trước tác động của dòng chảy, sóng và các tác động khác.
Lưu ý: về phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 về Công trình bảo vệ đê, bờ sông - Yêu cầu thiết kế:
(1) Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế công trình bảo vệ đê sông, bờ sông, bao gồm thiết kế mới, sửa chữa và nâng cấp công trình.
(2) Tiêu chuẩn này có thể tham khảo để áp dụng cho các công trình có điều kiện làm việc và đặc tính kỹ thuật tương tự.
Kè mỏ hàn là gì? Hướng dẫn xác định chiều sâu đóng cọc (T) khi thiết kế mỏ hàn cọc? Tham khảo một số thông số thiết kế mỏ hàn? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn xác định chiều sâu đóng cọc (T) khi thiết kế mỏ hàn cọc?
Hướng dẫn xác định chiều sâu đóng cọc (T) khi thiết kế mỏ hàn cọc được quy định tại Phụ lục D Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 về Công trình bảo vệ đê, bờ sông Yêu cầu thiết kế:
Theo đó, nguyên tắc thiết kế là chiều sâu đóng cọc (t) phải sâu hơn độ sâu kể từ điểm N tới mặt đáy sông (to) thì cọc mới ổn định. Độ vượt sâu này càng lớn thì cọc càng ổn định, nhưng lớn quá mức thì gây lãng phí.
Mục đích tính toán cọc:
- Xác định nội lực để tinh tiết diện cọc;
- Xác định độ sâu chôn cọc (t) và tìm lực E’ đặt ở chân cọc.
Chiều sâu đóng cọc thường sử dụng hai phương pháp: giải tích và đồ giải
D.1 Phương pháp giải tích
Hình D.1 - Sơ đồ lực tác dụng lên cọc
a) biểu diễn sơ đồ lực tác dụng thực tế lên cọc. Do khó xác định vị trí điểm xoay D (không biến dạng) trên cọc trong đất, nên để đơn giản trong tính toán, được phép sử dụng sơ đồ lực tác động tương đương ở Hình b) trong Hình D.1 để thiết kế cọc.
Từ Hình b) tổng hợp lực theo phương nằm ngang:
...
Tải về Bản full Hướng dẫn xác định chiều sâu đóng cọc (T) khi thiết kế mỏ hàn cọc
Tham khảo một số thông số thiết kế mỏ hàn?
Tham khảo một số thông số thiết kế mỏ hàn được quy định tại Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 về Công trình bảo vệ đê, bờ sông Yêu cầu thiết kế:
Phụ lục C
(Tham khảo)
Một số thông số thiết kế mỏ hàn và mặt bằng, cắt ngang đại diện
C.1 Một số thông số để sơ bộ xác định kích thước mỏ hàn
Bảng C.1 - Thông số sơ bộ kích thước mỏ hàn
C.2 Mặt bằng, cắt ngang đại diện của kè mỏ hàn
CHÚ DẪN:
mtm1: Mái mũi kè mỏ hàn bằng đá tại mặt cắt tạo bởi tim tuyến mỏ hàn 67,5° (Hình a);
mtm2: Mái mũi kè mỏ hàn bằng đá tại mặt cắt tạo bởi tim tuyến mỏ hàn 45° (Hình b);
mtm3: Mái mũi kè mỏ hàn bằng đá tại mặt cắt tạo bởi tim tuyến mỏ hàn 22,5° (Hình c).
Hình C.1 - Mặt bằng và cắt ngang mũi mỏ hàn đá đổ
CHÚ DẪN:
mhm1: Mái mũi kè mỏ hàn đá bọc đất tại mặt cắt tạo bởi tim tuyến mỏ hàn 67,5° (Hình a);
mhm2: Mái mũi kè mỏ hàn đá bọc đấttại mặt cắt tạo bởi tim tuyến mỏ hàn 45° (Hình b);
mhm3: Mái mũi kè mỏ hàn đá bọc đấttại mặt cắt tạo bởi tim tuyến mỏ hàn 22,5° (Hình c);
d: Chiều dày lớp bảo vệ mỏ hàn đá bọc đất;
MNTBK: Mực nước trung bình các tháng trung bình mùa cạn cũng là mực nước làm bờ (đê) vây để thi công kè mỏ hàn.
Hình C.2 - Mặt cắt ngang mũi mỏ hàn đá bọc đất
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?