Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông hồ liên tỉnh phải đáp ứng yêu cầu gì?

Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông hồ liên tỉnh phải đáp ứng yêu cầu gì? Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông hồ liên tỉnh gồm có những nội dung nào?

Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông hồ liên tỉnh phải đáp ứng yêu cầu gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 của Luật này phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
...

Như vậy, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia theo quy định.

Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông hồ liên tỉnh phải đáp ứng yêu cầu gì?

Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông hồ liên tỉnh phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông hồ liên tỉnh gồm có những nội dung nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định thì kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông hồ liên tỉnh gồm có những nội dung chính sau đây:

- Đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi chất lượng môi trường nước mặt; mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy;

- Thực trạng phân bố các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện phát sinh chất ô nhiễm môi trường nước trong vùng tác động; nguy cơ ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới;

- Loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt;

- Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; xác định mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải;

- Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới;

- Giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước mặt;

- Tổ chức thực hiện.

Lưu ý: Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt được lập theo thời kỳ 05 năm.

Nội dung về loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông hồ liên tỉnh là nội dung gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt như sau:

Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
1. Về đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy:
a) Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất;
b) Tổng hợp hiện trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy đã được xác định theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
2. Về loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt:
a) Kết quả tổng hợp, đánh giá tổng tải lượng của từng chất ô nhiễm được lựa chọn để đánh giá khả năng chịu tải đối với môi trường nước mặt từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện trong thời kỳ của kế hoạch.
3. Về đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải:
a) Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trên cơ sở các kết quả đã có trong vòng tối đa 03 năm gần nhất và kết quả điều tra, đánh giá bổ sung; xác định lộ trình đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trong giai đoạn thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt;
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, nội dung về loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông hồ liên tỉnh gồm:

- Kết quả tổng hợp, đánh giá tổng tải lượng của từng chất ô nhiễm được lựa chọn để đánh giá khả năng chịu tải đối với môi trường nước mặt từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường 2020;

- Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện trong thời kỳ của kế hoạch.

Chất lượng môi trường nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông hồ liên tỉnh phải đáp ứng yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất lượng môi trường nước
514 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất lượng môi trường nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất lượng môi trường nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào