Hướng dẫn sử dụng Bảo hiểm y tế trên VneID thay thể thẻ giấy để đi khám bệnh đơn giản như thế nào?
Hướng dẫn sử dụng Bảo hiểm y tế trên VneID thay thể thẻ giấy để đi khám bệnh đơn giản như thế nào?
Để sử dụng được BHYT trên VneID thay thể thẻ giấy, người dân cần cập nhật tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Sau khi đăng ký thành công, người dân có thể sử dụng thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID để thay cho thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám, chữa bệnh BHYT.
Tham khảo hướng dẫn sử dụng BHYT trên VneID thay thể thẻ giấy để đi khám bệnh dưới đây:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản VNeID.
Bước 2: Chọn mục “Ví giấy tờ” Chọn “Thẻ BHYT”.
Bước 3: Nhập mã Passcode để xác minh người dùng. Sau đó chọn mục "Xem ảnh thẻ BHYT"
Bước 4: Xuất trình hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID cho nhân viên y tế.
Trên đây là thông tìn "Hướng dẫn sử dụng Bảo hiểm y tế trên VneID thay thể thẻ giấy để đi khám bệnh" chỉ mang tính chất tham khảo
Hướng dẫn sử dụng BHYT trên VneID thay thể thẻ giấy để đi khám bệnh đơn giản như thế nào? (Hình từ internet)
Hiện nay, những đối tượng nào phải tham gia bảo hiểm y tế?
Theo Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bao gồm:
(1) Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
(2) Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
(3) Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
- Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
- Trẻ em dưới 6 tuổi;
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
- Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
- Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
(4) Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
- Học sinh, sinh viên.
(5) Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
(6) Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế thế nào?
Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 quy định về chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế như sau:
- Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.
- Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.
- Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu giấy khen học sinh năm học 2025 2026 mới nhất? Tải về mẫu giấy khen học sinh đẹp và chọn lọc?
- Lịch chiêm bái xá lợi Phật mới nhất đến ngày 2 6? Điều kiện để công nhận tổ chức tôn giáo theo quy định hiện nay là gì?
- Xử lý số liệu sau khi đơn vị kế toán cơ sở ngừng hoạt động: Những lưu ý quan trọng nào cần biết?
- Cách xếp loại học sinh giỏi, xuất sắc lớp 6? Hướng dẫn cách xếp loại học sinh giỏi xuất sắc lớp 6 chi tiết?
- Ngày truyền thống phòng chống thiên tai Việt Nam bắt nguồn từ đâu? Ngân sách nhà nước trong phòng chống thiên tai bao gồm?