Hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh về nghiệp vụ kiểm toán nội bộ là nhiệm vụ của Ban Kiểm toán nội bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Ban Kiểm toán nội bộ thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những phòng ban nào?
Theo khoản 1 Điều 4 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Kiểm toán nội bộ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1376/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức gồm 04 phòng:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Nghiệp vụ 1;
c) Phòng Nghiệp vụ 2;
d) Phòng Nghiệp vụ 3.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng trên do Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ xây dựng trình Tổng Giám đốc quyết định.
Phòng do Trưởng phòng quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của phòng. Giúp Trưởng phòng có các Phó Trưởng phòng. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật.
...
Theo đó, Ban Kiểm toán nội bộ thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những phòng ban sau đây:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Nghiệp vụ 1;
- Phòng Nghiệp vụ 2;
- Phòng Nghiệp vụ 3.
Biên chế của Ban Kiểm toán nội bộ thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Biên chế của Ban Kiểm toán nội bộ thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai quy định?
Theo khoản 2 Điều 4 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Kiểm toán nội bộ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1376/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
...
2. Biên chế của Ban Kiểm toán nội bộ do Tổng Giám đốc giao. Công chức, viên chức của Ban được tuyển dụng theo quy định hiện hành và làm việc theo Quy chế làm việc của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Theo đó, biên chế của Ban Kiểm toán nội bộ do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.
Công chức, viên chức của Ban được tuyển dụng theo quy định hiện hành và làm việc theo Quy chế làm việc của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh về nghiệp vụ kiểm toán nội bộ là nhiệm vụ của Ban Kiểm toán nội bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Theo khoản 8 Điều 2 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Kiểm toán nội bộ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1376/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Kiểm toán nội bộ đối với báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị trong Ngành và báo cáo quyết toán tài chính của toàn Ngành; tổng hợp kết quả kiểm toán, đánh giá báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị trong Ngành và của toàn Ngành trình Tổng Giám đốc xem xét trước khi ký báo cáo quyết toán tài chính toàn Ngành.
4. Thực hiện kiểm toán, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với các hoạt động thu, chi, quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm, chi quản lý bộ máy, các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản của các đơn vị trong toàn Ngành. Đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý tài chính của Ngành.
5. Báo cáo kết quả kiểm toán nội bộ hàng năm và kết quả thực hiện kiến nghị của kiểm toán nội bộ với Tổng Giám đốc; chịu trách nhiệm bảo mật tài liệu, thông tin của Ngành và của các đơn vị được kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
6. Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót đối với đơn vị được kiểm toán nội bộ; kiến nghị sửa đổi cơ chế, chính sách và kiến nghị xử lý những vi phạm sau khi thực hiện kiểm toán nội bộ. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc tình hình thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nội bộ đối với các đơn vị trong toàn Ngành.
7. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp, báo cáo việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
8. Tổng hợp, theo dõi, hướng dẫn và chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về nghiệp vụ kiểm toán nội bộ.
9. Xử lý giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về công tác kiểm toán nội bộ trong Ngành.
10. Tham gia nghiên cứu khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm toán nội bộ cho công chức, viên chức trong Ngành.
11. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, cải cách hành chính theo quy định.
12. Quản lý công chức, viên chức và tài sản của đơn vị.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
Theo đó, tổng hợp, theo dõi, hướng dẫn và chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về nghiệp vụ kiểm toán nội bộ là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm toán nội bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?