Hộp nút ấn báo cháy là gì? Mỗi hộp nút ấn báo cháy phải được ghi nhãn bền vững với các thông tin nào?
Hộp nút ấn báo cháy là gì?
Hộp nút ấn báo cháy được giải thích theo tiểu mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-11:2015 (ISO 7240-11:2011) cụ thể:
Hộp nút ấn báo cháy (manual call point)
Bộ phận của hệ thống báo cháy được sử dụng để khởi động bằng tay một tín hiệu báo cháy.
[TCVN 7568 - 1(ISO 7240 -1)].
CHÚ THÍCH. Các hộp nút ấn báo cháy được phân thành hai kiểu tùy thuộc vào phương pháp vận hành.
Theo đó, hộp nút ấn báo cháy là bộ phận của hệ thống báo cháy được sử dụng để khởi động bằng tay một tín hiệu báo cháy.
Lưu ý: Các hộp nút ấn báo cháy được phân thành hai kiểu tùy thuộc vào phương pháp vận hành.
Mỗi hộp nút ấn báo cháy phải được ghi nhãn bền vững với các thông tin nào?
Mỗi hộp nút ấn báo cháy phải được ghi nhãn bền vững với các thông tin theo tiết 4.2.1 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-11:2015 (ISO 7240-11:2011) cụ thể:
Yêu cầu
...
4.2. Ghi nhãn và các dữ liệu
4.2.1. Ghi nhãn
4.2.1.1. Mỗi hộp nút ấn báo cháy phải được ghi nhãn bền vững với các thông tin sau:
a. Viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là TCVN 7568-11 (ISO 7240-11);
b. Tên hoặc nhãn hiệu của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp;
c. Ký hiệu mẫu (model);
d. Loại môi trường (các điều kiện trong nhà/ngoài nhà; các điều kiện môi trường đặc biệt);
e. Ký hiệu của các đầu nối dây;
f. Một số dấu hiệu hoặc mã, (ví dụ số loạt hoặc mã của lô) nhờ đó nhà sản xuất có thể nhận biết ít nhất là ngày hoặc lô sản xuất và địa điểm sản xuất và số phiên bản của bất cứ phần mềm nào được sử dụng trong hộp nút ấn báo cháy.
4.2.1.2. Khi bất cứ sự ghi nhãn nào trên hộp nút ấn báo cháy sử dụng các ký hiệu hoặc chữ viết tắt không thông dụng thì chúng phải được giải thích trong các dữ liệu được cung cấp cùng với thiết bị.
4.2.1.3. Nhãn được ghi phải nhìn thấy được trong quá trình lắp đặt hộp nút ấn báo cháy và phải tiếp cận được trong quá trình bảo dưỡng.
4.2.1.4. Không được ghi nhãn trên các vít hoặc các chi tiết khác có thể tháo ra được một cách dễ dàng.
Theo đó, mỗi hộp nút ấn báo cháy phải được ghi nhãn bền vững với các thông tin sau:
- Mỗi hộp nút ấn báo cháy phải được ghi nhãn bền vững với các thông tin sau:
+ Viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là TCVN 7568-11 (ISO 7240-11);
+ Tên hoặc nhãn hiệu của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp;
+ Ký hiệu mẫu (model);
+ Loại môi trường (các điều kiện trong nhà/ngoài nhà; các điều kiện môi trường đặc biệt);
+ Ký hiệu của các đầu nối dây;
+ Một số dấu hiệu hoặc mã, (ví dụ số loạt hoặc mã của lô) nhờ đó nhà sản xuất có thể nhận biết ít nhất là ngày hoặc lô sản xuất và địa điểm sản xuất và số phiên bản của bất cứ phần mềm nào được sử dụng trong hộp nút ấn báo cháy.
- Khi bất cứ sự ghi nhãn nào trên hộp nút ấn báo cháy sử dụng các ký hiệu hoặc chữ viết tắt không thông dụng thì chúng phải được giải thích trong các dữ liệu được cung cấp cùng với thiết bị.
- Nhãn được ghi phải nhìn thấy được trong quá trình lắp đặt hộp nút ấn báo cháy và phải tiếp cận được trong quá trình bảo dưỡng.
- Không được ghi nhãn trên các vít hoặc các chi tiết khác có thể tháo ra được một cách dễ dàng.
Hộp nút ấn báo cháy (Hình từ Internet)
Hộp nút ấn báo cháy có những dữ liệu nào?
Dữ liệu của hộp nút ấn báo cháy theo tiết 4.2.2 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-11:2015 (ISO 7240-11:2011) cụ thể:
Yêu cầu
...
4.2. Ghi nhãn và các dữ liệu
...
4.2.2. Dữ liệu
4.2.2.1. Hộp nút ấn báo cháy phải được cung cấp có đủ các dữ liệu về kỹ thuật lắp đặt và bảo dưỡng có thể được lắp đặt và vận hành đúng, hoặc nếu các dữ liệu này không được cung cấp cùng với mỗi hộp nút ấn báo cháy thì phải đưa ra viện dẫn từ dữ liệu thích hợp hoặc từ dữ liệu phải được cung cấp cho mỗi hộp ấn báo cháy.
4.2.3. Để có thể vận hành đúng các hộp nút ấn báo cháy, các dữ liệu phải được mô tả các yêu cầu cho quá trình xử lý đúng các tín hiệu từ hộp nút ấn báo cháy. Yêu cầu này có thể được cho dưới dạng bản điều kiện kỹ thuật đầy đủ của các tín hiệu này, sự viện dẫn các thủ tục phát tín hiệu thích hợp hoặc viện dẫn các kiểu trung tâm báo cháy thích hợp...
4.2.3.1. Các tổ chức chứng nhận có thể yêu cầu thông tin bổ sung chứng nhận rằng các hộp nút ấn báo cháy do nhà sản xuất chế tạo ra tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Như vậy, hộp nút ấn báo cháy có những dữ liệu sau:
- Hộp nút ấn báo cháy phải được cung cấp có đủ các dữ liệu về kỹ thuật lắp đặt và bảo dưỡng có thể được lắp đặt và vận hành đúng, hoặc nếu các dữ liệu này không được cung cấp cùng với mỗi hộp nút ấn báo cháy thì phải đưa ra viện dẫn từ dữ liệu thích hợp hoặc từ dữ liệu phải được cung cấp cho mỗi hộp ấn báo cháy.
- Để có thể vận hành đúng các hộp nút ấn báo cháy, các dữ liệu phải được mô tả các yêu cầu cho quá trình xử lý đúng các tín hiệu từ hộp nút ấn báo cháy. Yêu cầu này có thể được cho dưới dạng bản điều kiện kỹ thuật đầy đủ của các tín hiệu này, sự viện dẫn các thủ tục phát tín hiệu thích hợp hoặc viện dẫn các kiểu trung tâm báo cháy thích hợp...
- Các tổ chức chứng nhận có thể yêu cầu thông tin bổ sung chứng nhận rằng các hộp nút ấn báo cháy do nhà sản xuất chế tạo ra tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?