Hợp đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là hợp đồng như thế nào? Hợp đồng liên kết này có những hình thức liên kết nào?
- Hợp đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là hợp đồng như thế nào?
- Hợp đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có những hình thức liên kết nào?
- Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết để xây dựng hợp đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như thế nào?
Hợp đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là hợp đồng như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2018/NĐ-CP giải thích thì hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (sau đây gọi chung là liên kết) là việc thỏa thuận, tự nguyện cùng đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các đối tượng tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Nghị định này (sau đây gọi chung là các bên tham gia liên kết) để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về hợp đồng liên kết như sau:
Hợp đồng liên kết
Hợp đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (sau đây gọi chung là Hợp đồng liên kết) là hợp đồng được ký giữa các bên tham gia liên kết trên nguyên tắc tự nguyện nhằm thực hiện các hình thức liên kết quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, hợp đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gọi chung là Hợp đồng liên kết là hợp đồng được ký giữa các bên tham gia liên kết trên nguyên tắc tự nguyện nhằm thực hiện các hình thức liên kết theo quy định.
Hợp đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (hình từ Internet)
Hợp đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có những hình thức liên kết nào?
Tại Điều 4 Nghị định 98/2018/NĐ-CP quy định về các hình thức liên kết như sau:
Các hình thức liên kết
1. Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
2. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
3. Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
4. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
5. Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
6. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
7. Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Theo quy định tại Điều 4 nêu trên, hợp đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có những hình thức liên kết sau:
- Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết để xây dựng hợp đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết như sau:
Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết
1. Chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.
2. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các kế hoạch, chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác.
Theo đó, để xây dựng hợp đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?