Hợp đồng lao động tại Việt Nam ghi ngôn ngữ tiếng nước ngoài được không? Hợp đồng lao động song ngữ Anh Việt khi tranh chấp thì ưu tiên áp dụng ngôn ngữ nào?

Hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Việt Nam với người lao động Việt Nam thực hiện công việc tại Việt Nam thì có thể bằng tiếng nước ngoài (chẳng hạn như tiếng Anh) không? Hợp đồng lao động song ngữ Anh Việt khi tranh chấp thì ưu tiên áp dụng ngôn ngữ nào?

Hợp đồng lao động có được thỏa thuận hay không?

Căn cứ theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

"Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự."

Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

"Điều 13. Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động."

Như vậy, hợp đồng căn bản là sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể.

Hợp đồng lao động cũng vậy, là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về quyền và nghĩa vụ mỗi bên.

hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động tại Việt Nam ghi ngôn ngữ tiếng nước ngoài được không?

Hợp đồng lao động tại Việt Nam ghi ngôn ngữ tiếng nước ngoài được không?

Về nguyên tắc, hợp đồng là sự thỏa thuận cho nên tại Bộ luật Lao động hay Bộ luật Dân sự không quy định cụ thể trường hợp dùng ngôn ngữ khác tiếng Việt để giao kết hợp đồng mà tùy thuộc vào hai bên chủ thể lựa chọn ngôn ngữ trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định riêng về ngôn ngữ hợp đồng.

Quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

"Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội."

Xét về chủ thể: Người giao kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền ký kết và người lao động phải đủ điều kiện để tham gia lao động như Điều 18 Bộ luật Lao động 2019.

"Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động."

Do đó, chủ thể là người có đủ điều kiện ký kết và không nằm trong trường hợp bị pháp luật cấm.

Theo đó, có thể giao kết hợp đồng lao động bằng tiếng nước ngoài nhưng nhận thấy mối quan hệ lao động nào được xác lập tại Việt Nam chủ thể ký kết hợp đồng lao động là người Việt Nam, và các bên cũng sẽ thực hiện hợp đồng lao động tại Việt Nam thì nên ưu tiên lựa chọn ngôn ngữ là tiếng Việt để giao kết hợp đồng.

Đối với hợp đồng lao động này của bạn, ngôn ngữ của hợp đồng lao động nên được thể hiện bằng tiếng Việt (vì liên quan đến các thủ tục pháp lý như đăng ký, kê khai và đóng các khoản bảo hiểm, thuế,… đều phải nộp hợp đồng bằng tiếng Việt).

Hợp đồng lao động song ngữ Anh Việt khi tranh chấp thì ưu tiên áp dụng ngôn ngữ nào?

Dù pháp luật không cấm việc giao kết hợp đồng lao động bằng tiếng nước ngoài nhưng khi nộp hợp đồng lao động cho Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam để làm chứng cứ trong một vụ án tranh chấp lao động thì hợp đồng lao động đó phải được dịch sang tiếng Việt, công chứng và chứng thực hợp pháp theo quy định.

Tuy nhiên, ngôn ngữ hợp đồng là sự thỏa thuận và khi xảy ra tranh chấp hợp đồng cũng phải do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận ngôn ngữ, tòa án áp dụng, dựa theo nguyên tắc tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 khi có tranh chấp.

Trong trường hợp các bên không quy định thì hai bản có giá trị pháp lý như nhau. Bởi lẽ cả hai bản Anh Việt đều do hai bên ký kết.

Trong trường hợp này thì cơ quan xét xử sẽ dùng tất cả tài liệu và hỏi, xem xét để tìm ra ý chí thực sự của các bên về nội dung đó.

Xét về thực tế nếu xảy ra tranh chấp tại Việt Nam, các bên đều là cá nhân/pháp nhân Việt Nam thì thường áp dụng hợp đồng Tiếng Việt.

Tải về mẫu hợp đồng lao động song ngữ Anh Việt mới nhất 2023: Tại Đây

Hợp đồng lao động Tải về quy định liên quan và Mẫu hợp đồng lao động:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sinh viên làm việc part time có phải ký hợp đồng lao động không? Có buộc phải ghi thông tin của người thân trong hợp đồng lao động?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động đúng không?
Pháp luật
Mẫu email đề xuất tăng lương bằng tiếng Anh chuyên nghiệp dành cho người lao động? Lưu ý khi viết email?
Pháp luật
Mẫu thông báo về việc hợp đồng lao động sắp hết hạn và ký kết hợp đồng lao động mới? Thông báo trước khi hợp đồng lao động hết hạn bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Có được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động lần đầu đi làm việc hay không?
Pháp luật
Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận những gì trong hợp đồng lao động? Không áp dụng thử việc đối với hợp đồng lao động mấy tháng?
Pháp luật
Thời hạn chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tối đa là bao lâu? Hết thời hạn này công ty có thể gia hạn không?
Pháp luật
Cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ khi hết hợp đồng có được gia hạn hợp đồng lao động không?
Pháp luật
Tạm hoãn hợp đồng lao động được quy định như thế nào? Khi tạm hoãn hợp đồng lao động, chế độ lương và bảo hiểm xã hội được tính ra sao?
Pháp luật
Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
Pháp luật
Người lao động làm việc 5 tháng nhưng không có hợp đồng thì có vi phạm không? Không ký hợp đồng lao động khi nghỉ việc có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng lao động
Hoàng Thanh Thanh Huyền Lưu bài viết
14,146 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào