Hợp đồng lao động của thuyền viên trên tàu biển bao gồm những nội dung nào? Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên được quy định thế nào?

Cháu trai tôi có định hướng nghề nghiệp trở thành thuyền viên trên tàu biển. Cho tôi hỏi hợp đồng lao động của thuyền viên trên tàu biển bao gồm những nội dung nào? Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Diệu Linh ở Bình Thuận.

Hợp đồng lao động của thuyền viên trên tàu biển bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ Điều 62 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về hợp đồng lao động của thuyền viên như sau:

Hợp đồng lao động của thuyền viên
1. Trước khi làm việc trên tàu biển, thuyền viên và chủ tàu phải ký kết hợp đồng lao động.
2. Hợp đồng lao động của thuyền viên phải bao gồm nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và phải có nội dung sau đây:
a) Việc hồi hương của thuyền viên;
b) Bảo hiểm tai nạn;
c) Tiền thanh toán nghỉ hàng năm;
d) Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo quy định trên, hợp đồng lao động của thuyền viên trên tàu biển bao gồm việc hồi hương của thuyền viên; bảo hiểm tai nạn;tiền thanh toán nghỉ hàng năm và điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động.

Thuyền viên trên tàu biển

Thuyền viên trên tàu biển (Hình từ Internet)

Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên trên tàu biển được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 61 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên như sau:

Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên
1. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên hồi hương; trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu.
3. Trường hợp tài sản riêng hợp pháp của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì chủ tàu phải bồi thường tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giải quyết tai nạn. Thuyền viên có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn làm tổn thất tài sản của mình thì không có quyền đòi bồi thường tài sản đó.
4. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài và của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng lao động.

Như vậy, chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài và của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng lao động.

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên trên tàu biển được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 63 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên như sau:

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên
1. Thời giờ làm việc được bố trí theo ca trong 24 giờ liên tục, kể cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết.
2. Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau:
a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ;
b) Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất là 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp nhiều nhất là 14 giờ.
3. Trường hợp khẩn cấp đối với an ninh, an toàn của tàu và người, hàng hóa trên tàu, giúp đỡ tàu khác hoặc cứu người bị nạn trên biển, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thuyền viên làm bất kỳ vào thời điểm nào. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp, thuyền trưởng có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên nghỉ ngơi đủ thời gian quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được lập Bảng phân công công việc và được niêm yết tại vị trí dễ thấy trên tàu.
5. Trường hợp tập trung, thực tập cứu hỏa, cứu sinh hoặc thực tập khác theo quy định, thuyền trưởng có thể bố trí thời giờ nghỉ ngơi khác quy định tại điểm a khoản 2 Điều này nhưng phải hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến thời giờ nghỉ ngơi, không gây ra mệt mỏi cho thuyền viên và phải được quy định trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong hợp đồng lao động của thuyền viên theo nguyên tắc sau đây:
a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ và 70 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày. Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được thực hiện nhiều hơn 02 tuần liên tiếp. Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn áp dụng ngoại lệ không được ít hơn hai lần khoảng thời gian của giai đoạn đã áp dụng ngoại lệ trước đó;
b) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này có thể được chia tối đa thành ba giai đoạn, một trong số ba giai đoạn đó không được dưới 06 giờ và hai giai đoạn còn lại không được dưới 01 giờ;
c) Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ ngơi liên tiếp không được vượt quá 14 giờ;
d) Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được vượt quá hai giai đoạn 24 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày.
6. Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền có trách nhiệm lập Bản ghi thời giờ nghỉ ngơi và cung cấp cho thuyền viên.

Như vậy, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên trên tàu biển được quy định cụ thể tại Điều 63 nêu trên.

Và thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền có trách nhiệm lập Bản ghi thời giờ nghỉ ngơi và cung cấp cho thuyền viên.

Thuyền viên
Hợp đồng lao động của thuyền viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chủ tàu cá có bắt buộc phải mua bảo hiểm cho thuyền viên trên tàu không?
Pháp luật
Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thuyền viên có chứng chỉ chuyên môn được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài có được làm việc trên tàu biển Việt Nam hay không?
Pháp luật
Thuyền viên sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hết hiệu lực và đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng nhưng vẫn sử dụng thì xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Việc khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên được thực hiện như thế nào? Khám sức khỏe cho thuyền viên bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Những đối tượng nào được cấp Giấy phép đi bờ của thuyền viên? Thủ tục cấp Giấy phép đi bờ của thuyền viên được quy định thế nào?
Pháp luật
Vừa tròn 17 tuổi làm thuyền viên trên phương tiện đường thủy nội địa được không? Trách nhiệm của thuyền viên là gì?
Pháp luật
Nếu thuyền viên, người lái phương tiện trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa mà vi phạm về trách nhiệm hoặc điều kiện sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Chế độ thanh toán tiền lương làm thêm giờ đối với thuyền viên? Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Thuyền viên có bắt buộc phải mang theo chứng chỉ chuyên môn của mình khi làm việc trên tàu biển hay không?
Pháp luật
Thuyền viên cho thuê chứng chỉ chuyên môn của mình thì có bị tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuyền viên
8,364 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuyền viên Hợp đồng lao động của thuyền viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuyền viên Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng lao động của thuyền viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào