Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội là mẫu nào?
Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 5 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội)
1. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định này thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;
b) Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
c) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
c) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng. Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.
5. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
a) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
b) Người không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Như vậy, theo quy định, đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
(1) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
(2) Người không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội. Trừ các đối tượng sau:
- Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp;
- Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động.
Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở trợ giúp xã hội không?
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
Thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
1. Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở.
2. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này, gồm:
a) Tờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch;
...
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý.
Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội là mẫu nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 27 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
Thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
...
3. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này, bao gồm:
a) Tờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);
c) Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến an toàn của đối tượng;
d) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;
đ) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở (nếu vào cơ sở của tỉnh);
e) Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.
4. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện, bao gồm:
a) Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của đối tượng.
Như vậy, hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội được quy định theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP: TẢI VỀ
Dưới đây là mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?