Bị thương nặng do bị sét đánh ngoài nơi cư trú mà không có người thân chăm sóc thì được hỗ trợ bao nhiêu tiền để điều trị?
- Sét đánh làm bị thương nặng có phải là rủi ro thiên tai không?
- Người bị thương nặng do bị sét đánh ngoài nơi cư trú mà không có người thân chăm sóc thì được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền để điều trị?
- Cá nhân nhận tổ chức mai táng cho người bị sét đánh chết do không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng thì có được hỗ trợ chi phí mai táng hay không?
Sét đánh làm bị thương nặng có phải là rủi ro thiên tai không?
Theo khoản 15 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg giải thích hiện tượng sét như sau: Sét là hiện tượng phóng điện trong đám mây, giữa các đám mây với nhau hoặc giữa đám mây với mặt đất.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
2. Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
...
Theo đó, thiên tai là một hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội trong đó bao gồm có sét.
Thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội được gọi là rủi ro thiên tai.
Như vậy, bị sét đánh làm bị thương nặng cũng được xem là một loại rủi ro thiên tai theo quy định.
Bị thương nặng do bị sét đánh ngoài nơi cư trú mà không có người thân chăm sóc thì hỗ trợ bao nhiêu tiền để điều trị? (Hình từ Internet)
Người bị thương nặng do bị sét đánh ngoài nơi cư trú mà không có người thân chăm sóc thì được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền để điều trị?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, người bị sét đánh được hỗ trợ theo quy định như sau:
Hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng
1. Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Trình tự xem xét hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
2. Trường hợp người bị thương nặng ngoài nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều này mà không có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Theo quy định trên, trường hợp người bị thương nặng ngoài nơi cư trú mà không có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ và mức hỗ trợ tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội như sau:
Mức chuẩn trợ giúp xã hội
...
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
Theo quy định trên, mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Như vậy, người bị thương nặng do bị sét đánh ngoài nơi cư trú mà không có người thân chăm sóc thì được Nhà nước xem xét, quyết định hỗ trợ, mức hỗ trợ tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.
Mức hỗ trợ tối thiểu được tính như sau: 360.000 đồng * 10 = 3.600.000 đồng.
Cá nhân nhận tổ chức mai táng cho người bị sét đánh chết do không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng thì có được hỗ trợ chi phí mai táng hay không?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hỗ trợ chi phí mai táng
1. Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết quy định tại khoản 1 Điều này do không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng thì được xem xét, hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, cá nhân nhận tổ chức mai táng cho người bị sét đánh chết do không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng thì được xem xét, hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Theo đó, chi phí mai táng được hỗ trợ tối thiểu được tính như sau: 360.000 đồng * 50 = 18.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?