Hợp đồng chính là gì? Sự vô hiệu của hợp đồng chính không làm chấm dứt hợp đồng phụ trong trường hợp nào?
Hợp đồng chính là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Các loại hợp đồng chủ yếu
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, hợp đồng chính có thể hiểu đơn giản là một tài liệu pháp lý chính thức được lập ra giữa các bên tham gia nhằm ghi nhận và thỏa thuận về quyền lợi, nghĩa vụ, và trách nhiệm của mỗi bên trong một giao dịch hoặc quan hệ hợp tác cụ thể.
Cũng theo quy định trên, có thể thấy hợp đồng chính là hợp đồng có giá trị pháp lý cao và hiệu lực pháp luật của hợp đồng chính không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
Hợp đồng chính là gì? Sự vô hiệu của hợp đồng chính không làm chấm dứt hợp đồng phụ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Sự vô hiệu của hợp đồng chính không làm chấm dứt hợp đồng phụ trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Như vậy, theo quy định nêu trên, sự vô hiệu của hợp đồng chính không làm chấm dứt hợp đồng phụ trong trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính.
Lưu ý: Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Hợp đồng chính có hiệu lực khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 về hiệu lực của hợp đồng như sau:
Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy hợp đồng chính có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Và khi hợp đồng chính có hiệu lực thì các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thời điểm giao kết hợp đồng chính thực hiện theo quy định tại Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
(1) Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
(2) Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
(3) Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
(4) Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản (3).
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 thì nội dung của hợp đồng chính có thể có những nội dung sau đây:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài các nội dung trên, các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu yêu cầu nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để đưa vào sử dụng? Tải về Phiếu yêu cầu nghiệm thu tại đâu?
- Trong 04 loại giấy phép xây dựng, ngoài giấy phép xây dựng mới còn những loại giấy phép xây dựng nào?
- Kịch bản dẫn chương trình Noel 2024 ngắn gọn? Kịch bản chương trình Noel năm 2024? Noel 2024 vào thứ mấy?
- Bài nói chuyện truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam 22 12? Ôn lại truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam 22 12?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ Tiếng hạt nảy mầm? Quyền và nhiệm vụ của học sinh như thế nào?