Hội viên cá nhân của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam gồm những ai? Quyền của hội viên cá nhân là gì?
Hội viên cá nhân của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam gồm những ai?
Theo khoản 1 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 230/QĐ-BNV năm 2015 quy định về hội viên cá nhân như sau:
Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam là cựu thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tố quốc, là cựu cán bộ trực tiếp làm công tác thanh niên xung phong các thời kỳ tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội, được Hội xem xét, kết nạp làm hội viên chính thức của Hội.
2. Hội viên tổ chức: Hội Cựu thanh niên xung phong ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật, tự nguyện xin gia nhập Hội, được Hội xem xét, kết nạp làm hội viên chính thức của Hội.
Theo quy định trên, hội viên cá nhân của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam gồm công dân Việt Nam là cựu thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tố quốc, là cựu cán bộ trực tiếp làm công tác thanh niên xung phong các thời kỳ.
Những cá nhân này tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội, được Hội xem xét, kết nạp làm hội viên chính thức của Hội.
Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam (Hình từ Internet)
Quyền của hội viên cá nhân Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 230/QĐ-BNV năm 2015 quy định về quyền của hội viên như sau:
Quyền của hội viên
1. Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội; được Hội giúp đỡ về tinh thần và vật chất khi gặp khó khăn theo khả năng tài chính của Hội theo quy định của Hội và quy định của pháp luật.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
3. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến phản ánh tâm tư nguyện vọng với Hội, với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến cựu thanh niên xung phong, đến lĩnh vực hoạt động của Hội; giới thiệu hội viên vào cơ quan lãnh đạo của Hội theo quy định của Hội.
4. Hội viên là đại biểu dự Đại hội được ứng cử, đề cử, bầu cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và các chức danh lãnh đạo của Hội theo quy định của Hội, Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
5. Được giới thiệu hội viên mới.
6. Được khen thưởng theo quy định của Hội, Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
7. Được cấp thẻ hội viên.
8. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
Theo đó, hội viên cá nhân Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam có những quyền được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Trong đó có quyền được Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội; được Hội giúp đỡ về tinh thần và vật chất khi gặp khó khăn theo khả năng tài chính của Hội theo quy định của Hội và quy định của pháp luật.
Hội viên cá nhân của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam có những nghĩa vụ nào?
Theo quy định tại Điều 10 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 230/QĐ-BNV năm 2015 về nghĩa vụ của hội viên như sau:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ Hội và các nghị quyết, quyết định, chương trình hoạt động của Hội; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh. Đóng hội phí đầy đủ theo quy định của Hội; tuyên truyền nâng cao uy tín và mở rộng ảnh hưởng của Hội trong xã hội. Bảo vệ uy tín của Hội.
3. Tích cực tham gia các hoạt động nghĩa tình đồng đội, các phong trào thi đua yêu nước và hoạt động vì lợi ích của cộng đồng.
4. Giữ vững tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng của thanh niên xung phong, gương mẫu trong cuộc sống, giáo dục con cháu trong gia đình, góp phần giáo dục thế hệ trẻ.
5. Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản. Phối hợp giúp đỡ các hội viên khác của Hội trong hoạt động.
Như vậy, hội viên cá nhân của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 10 nêu trên.
Trong đó có nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ Hội và các nghị quyết, quyết định, chương trình hoạt động của Hội; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?