Hội Tâm thần học Việt Nam có trụ sở ở đâu? Nhiệm vụ của Hội Tâm thần học Việt Nam được quy định thế nào?
Hội Tâm thần học Việt Nam có trụ sở ở đâu?
Theo quy định tại Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Tâm thần học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 492/QĐ-BNV năm 2012 về nguyên tắc, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý như sau:
Nguyên tắc, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
1. Hội Tâm thần học Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc dân chủ, quyết định theo đa số, hoạt động theo Điều lệ và chấp hành pháp luật của Nhà nước.
2. Hội hoạt động trong phạm vi cả nước, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan về lĩnh vực Hội hoạt động. Hội Tâm thần học Việt Nam là thành viên của Tổng hội Y học Việt Nam (sau đây gọi là Tổng hội).
3. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và biểu tượng riêng. Trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Hội Tâm thần học Việt Nam có trụ sở ở thành phố Hà Nội.
Hội Tâm thần học Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội Tâm thần học Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Tâm thần học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 492/QĐ-BNV năm 2012 quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Tập hợp, động viên và giúp đỡ hội viên cùng nhau giữ gìn, phát huy truyền thống y đức, y đạo, đoàn kết, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tham gia đào tạo nhân lực y tế, nghiên cứu và phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển chuyên ngành tâm thần Việt Nam, đáp ứng sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
2. Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện, giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Đại diện cho các hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội: bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội và hội viên theo quy định của pháp luật.
4. Động viên hội viên tích cực tìm hiểu và thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chuyên ngành tâm thần.
5. Hội là thành viên của Tổng hội Y học Việt Nam, có nhiệm vụ tôn trọng và chấp hành tôn chỉ, mục đích và Điều lệ của Tổng hội, chỉ tiêu và phương hướng hoạt động từng thời kỳ của Tổng hội. Tham gia và góp phần tích cực vào mọi hoạt động của Tổng hội.
Theo đó, Hội Tâm thần học Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ thực hiện chức năng tư vấn, phản biện, giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Hội Tâm thần học Việt Nam có những quyền hạn nào?
Theo Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Tâm thần học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 492/QĐ-BNV năm 2012 quy định về quyền hạn như sau:
Quyền hạn
1. Đại diện cho các hội viên trong các hoạt động có liên quan đến tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học, các khóa đào tạo, sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức cho hội viên theo quy định của pháp luật.
3. Tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình, dự án về sức khỏe tâm thần, về y học, y tế và cung cấp các hoạt động dịch vụ đối với các tổ chức hay cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức tham quan các cơ sở tâm thần điển hình ở trong và ngoài nước, xây dựng tạp chí chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với các tổ chức y tế khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật nhằm đưa chuyên ngành tâm thần Việt Nam theo kịp với trình độ các nước phát triển.
6. Được gây quỹ của Hội trên cơ sở hội phí của hội viên, các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
7. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
8. Được xét khen thưởng, kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật đối với các tổ chức của Hội, hội viên theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội Tâm thần học Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có quyền được tham gia và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với các tổ chức y tế khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật nhằm đưa chuyên ngành tâm thần Việt Nam theo kịp với trình độ các nước phát triển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạch toán tăng giảm tài sản cố định theo quy định nào? Mẫu File excel quản lý tăng giảm tài sản cố định dành cho doanh nghiệp?
- Gợi ý trách nhiệm của tập thể cá nhân tại Báo cáo kiểm điểm tập thể? Cách viết trách nhiệm của tập thể cá nhân trong kiểm điểm?
- Đối tượng phải kiểm điểm cuối năm cấp ủy ở cơ sở bao gồm những ai? Đánh giá xếp loại cuối năm đối với cấp ủy ở cơ sở?
- Cách viết Biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu biên bản họp tổ đảng?
- Cách ghi hạn chế khuyết điểm trong Báo cáo kiểm điểm Chi ủy Chi bộ cuối năm? Tải về mẫu viết sẵn?