Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Cơ cấu tổ chức của Hội được quy định thế nào?
Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ (sửa đổi) Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 357/QĐ-BNV năm 2010 về tôn chỉ, mục đích của Hội như sau:
Tôn chỉ, mục đích của Hội
1. Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tập hợp những người làm công tác quy hoạch và phát triển đô thị trong cả nước tự nguyện tham gia.
2. Hội hoạt động trong phạm vi cả nước trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật, ra sức phấn đấu cho mục đích xây dựng và phát triển bền vững đô thị Việt Nam theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
4. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản, trụ sở và cơ quan ngôn luận riêng.
5. Hội được tham gia các tổ chức quốc tế cùng nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản, trụ sở và cơ quan ngôn luận riêng.
Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam là gì?
Theo Điều 3 Điều lệ (sửa đổi) Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 357/QĐ-BNV năm 2010 quy định về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Tập hợp, đoàn kết những người làm công tác quy hoạch và phát triển đô thị trong cả nước thuộc các lĩnh vực: quy hoạch và thiết kế đô thị - nông thôn, thiết kế kiến trúc cảnh quan đô thị, quản lý đô thị, bảo vệ môi trường; tư vấn, đào tạo, nghiên cứu khoa học về quy hoạch, đầu tư và phát triển đô thị.
2. Bảo vệ các quyền lợi hợp pháp về tinh thần, vật chất, đạo đức nghề nghiệp của các hội viên.
3. Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị khi có yêu cầu; Thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước giao cho Hội.
4. Tham gia với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo và các tổ chức xã hội khác trong việc nghiên cứu, xây dựng văn bản pháp luật, công tác nghiên cứu khoa học, tư vấn đầu tư, đào tạo thuộc lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị.
5. Tuyên truyền phổ biến những kiến thức, kinh nghiệm, pháp luật góp phần nâng cao dân trí về quy hoạch và phát triển đô thị.
6. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp và hướng dẫn hoạt động hành nghề cho các hội thành viên, các đơn vị trực thuộc của Hội.
7. Tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ (sửa đổi) Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 357/QĐ-BNV năm 2010 quy định về tổ chức và hoạt động của Hội như sau:
Tổ chức và hoạt động của Hội
1. Tổ chức và hoạt động của Hội theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự trang trải kinh phí.
2. Tổ chức của Hội, gồm:
a) Ở Trung ương: Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam;
b) Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh): Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh. Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh nếu tán thành Điều lệ của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam làm đơn xin gia nhập Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam thì được công nhận là hội thành viên.
c) Ở cơ sở: Chi hội cơ sở; các tổ chức cơ sở có từ 10 hội viên trở lên có thể thành lập chi hội.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam gồm ba cấp là ở trung ương, ở cấp tỉnh và ở cơ sở, cụ thể như sau:
+ Ở Trung ương: Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.
+ Ở tỉnh: Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh.
+ Ở cơ sở: Chi hội cơ sở; các tổ chức cơ sở có từ 10 hội viên trở lên có thể thành lập chi hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?