Hội nghệ sĩ múa Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào? Quyền của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Hội nghệ sĩ múa Việt Nam. Cho tôi hỏi Hội nghệ sĩ múa Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào? Quyền của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Mai Phương ở Lâm Đồng.

Hội nghệ sĩ múa Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào?

Theo quy định tại Điều 3 Điều lệ (sửa đổi) Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 84/2005/QĐ-BNV về phạm vi hoạt động như sau:

Phạm vi hoạt động
Hội nghệ sĩ múa Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước và có quan hệ trao đổi nghệ thuật múa với các tổ chức tương ứng của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, Hội nghệ sĩ múa Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước và có quan hệ trao đổi nghệ thuật múa với các tổ chức tương ứng của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo quy định của pháp luật.

Hội nghệ sĩ múa Việt Nam

Hội nghệ sĩ múa Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào? Quyền của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam là gì?

Theo Điều 7 Điều lệ (sửa đổi) Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 84/2005/QĐ-BNV quy định về nhiệm vụ của Hội như sau:

Nhiệm vụ của Hội
1. Tổ chức các hoạt động nghệ thuật múa, tạo điều kiện cho hội viên sáng tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của nghệ thuật múa Việt Nam;
2. Tuyên truyền, phổ biến và thực hiện đường lối, chính sách văn hóa - văn nghệ của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong hội viên và công tác Hội;
3. Nâng cao trình độ của hội viên về nhận thức tư tưởng và nghiệp vụ, đẩy mạnh công tác lý luận phê bình, đấu tranh chống những quan điểm, khuynh hướng nghệ thuật sai lầm, phản động, đồi trụy;
4. Tham gia thẩm định, tư vấn về nghệ thuật múa cho các cơ quan, tổ chức có yêu cầu;
5. Tổ chức, tham gia hội thảo và nghiên cứu các đề tài khoa học về nghệ thuật múa;
6. Phối hợp với các cơ quan nhà nước và các đoàn thể trong việc nâng cao trình độ thẩm mỹ về nghệ thuật múa của quần chúng, đặc biệt trong thanh niên; góp phần nâng cao chất lượng và đẩy mạnh các hoạt động nghệ thuật múa quần chúng;
7. Đề xuất và kiến nghị với Đảng, Nhà nước về các chế độ chính sách đối với những người làm công tác nghệ thuật múa;
8. Mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các tổ chức nghệ thuật múa và các nghệ sĩ múa tiến bộ trên thế giới theo đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước;
9. Tổ chức làm dịch vụ đúng nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật;
10. Phát triển hội viên trong toàn quốc.

Theo đó, Hội nghệ sĩ múa Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 7 nêu trên.

Trong đó có nhiệm vụ tổ hức các hoạt động nghệ thuật múa, tạo điều kiện cho hội viên sáng tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của nghệ thuật múa Việt Nam.

Đồng thời nâng cao trình độ của hội viên về nhận thức tư tưởng và nghiệp vụ, đẩy mạnh công tác lý luận phê bình, đấu tranh chống những quan điểm, khuynh hướng nghệ thuật sai lầm, phản động, đồi trụy.

Quyền của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 8 Điều lệ (sửa đổi) Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 84/2005/QĐ-BNV quy định về quyền của Hội như sau:

Quyền của Hội
1. Thành lập các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc Hội và các Chi hội địa phương, Chi hội cơ sở theo quy định của pháp luật;
2. Tổ chức các hoạt động nghệ thuật múa trong nước và hợp tác với nước ngoài theo quy định của pháp luật;
3. Quản lý các cơ quan trực thuộc Hội, các Chi hội và quản lý hội viên trong cả nước theo quy định của Điều lệ Hội;
4. Khen thưởng và kỷ luật đối với các tổ chức, cơ quan trực thuộc Hội, Chi hội và hội viên;.
5. Quyết định về tài chính, tài sản của Hội.
6. Nhận tài trợ của Nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội trong nước và nước ngoài.

Như vậy, Hội nghệ sĩ múa Việt Nam có những quyền được quy định tại Điều 8 nêu trên.

Trong đó có quyền được thành lập các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc Hội và các Chi hội địa phương, Chi hội cơ sở theo quy định của pháp luật.

Đồng thời có quyền tổ chức các hoạt động nghệ thuật múa trong nước và hợp tác với nước ngoài theo quy định của pháp luật. Và quản lý các cơ quan trực thuộc Hội, các Chi hội và quản lý hội viên trong cả nước theo quy định của Điều lệ Hội.

Hội nghệ sĩ múa Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội viên Hội nghệ sĩ múa Việt Nam được quyền xin ra khỏi Hội không? Thủ tục xin ra khỏi Hội được quy định thế nào?
Pháp luật
Hội nghệ sĩ múa Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào? Quyền của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam được quy định thế nào?
Pháp luật
Để trở thành hội viên của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam thì cá nhân phải hoạt động múa chuyên nghiệp bao nhiêu năm?
Pháp luật
Hội nghệ sĩ múa Việt Nam có cơ cấu tổ chức thế nào? Nguồn tài chính của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam gồm những khoản thu nào?
Pháp luật
Hội nghệ sĩ múa Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của cơ quan nào? Trụ sở của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội nghệ sĩ múa Việt Nam
873 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội nghệ sĩ múa Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội nghệ sĩ múa Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào