Hội nghệ sĩ múa Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào? Quyền của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam được quy định thế nào?
Hội nghệ sĩ múa Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào?
Theo quy định tại Điều 3 Điều lệ (sửa đổi) Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 84/2005/QĐ-BNV về phạm vi hoạt động như sau:
Phạm vi hoạt động
Hội nghệ sĩ múa Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước và có quan hệ trao đổi nghệ thuật múa với các tổ chức tương ứng của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Hội nghệ sĩ múa Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước và có quan hệ trao đổi nghệ thuật múa với các tổ chức tương ứng của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo quy định của pháp luật.
Hội nghệ sĩ múa Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào? Quyền của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam là gì?
Theo Điều 7 Điều lệ (sửa đổi) Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 84/2005/QĐ-BNV quy định về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Tổ chức các hoạt động nghệ thuật múa, tạo điều kiện cho hội viên sáng tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của nghệ thuật múa Việt Nam;
2. Tuyên truyền, phổ biến và thực hiện đường lối, chính sách văn hóa - văn nghệ của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong hội viên và công tác Hội;
3. Nâng cao trình độ của hội viên về nhận thức tư tưởng và nghiệp vụ, đẩy mạnh công tác lý luận phê bình, đấu tranh chống những quan điểm, khuynh hướng nghệ thuật sai lầm, phản động, đồi trụy;
4. Tham gia thẩm định, tư vấn về nghệ thuật múa cho các cơ quan, tổ chức có yêu cầu;
5. Tổ chức, tham gia hội thảo và nghiên cứu các đề tài khoa học về nghệ thuật múa;
6. Phối hợp với các cơ quan nhà nước và các đoàn thể trong việc nâng cao trình độ thẩm mỹ về nghệ thuật múa của quần chúng, đặc biệt trong thanh niên; góp phần nâng cao chất lượng và đẩy mạnh các hoạt động nghệ thuật múa quần chúng;
7. Đề xuất và kiến nghị với Đảng, Nhà nước về các chế độ chính sách đối với những người làm công tác nghệ thuật múa;
8. Mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các tổ chức nghệ thuật múa và các nghệ sĩ múa tiến bộ trên thế giới theo đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước;
9. Tổ chức làm dịch vụ đúng nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật;
10. Phát triển hội viên trong toàn quốc.
Theo đó, Hội nghệ sĩ múa Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ tổ hức các hoạt động nghệ thuật múa, tạo điều kiện cho hội viên sáng tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của nghệ thuật múa Việt Nam.
Đồng thời nâng cao trình độ của hội viên về nhận thức tư tưởng và nghiệp vụ, đẩy mạnh công tác lý luận phê bình, đấu tranh chống những quan điểm, khuynh hướng nghệ thuật sai lầm, phản động, đồi trụy.
Quyền của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ (sửa đổi) Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 84/2005/QĐ-BNV quy định về quyền của Hội như sau:
Quyền của Hội
1. Thành lập các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc Hội và các Chi hội địa phương, Chi hội cơ sở theo quy định của pháp luật;
2. Tổ chức các hoạt động nghệ thuật múa trong nước và hợp tác với nước ngoài theo quy định của pháp luật;
3. Quản lý các cơ quan trực thuộc Hội, các Chi hội và quản lý hội viên trong cả nước theo quy định của Điều lệ Hội;
4. Khen thưởng và kỷ luật đối với các tổ chức, cơ quan trực thuộc Hội, Chi hội và hội viên;.
5. Quyết định về tài chính, tài sản của Hội.
6. Nhận tài trợ của Nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội trong nước và nước ngoài.
Như vậy, Hội nghệ sĩ múa Việt Nam có những quyền được quy định tại Điều 8 nêu trên.
Trong đó có quyền được thành lập các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc Hội và các Chi hội địa phương, Chi hội cơ sở theo quy định của pháp luật.
Đồng thời có quyền tổ chức các hoạt động nghệ thuật múa trong nước và hợp tác với nước ngoài theo quy định của pháp luật. Và quản lý các cơ quan trực thuộc Hội, các Chi hội và quản lý hội viên trong cả nước theo quy định của Điều lệ Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?