Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia bao gồm những ai? Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia bao gồm những ai?
Căn cứ vào Điều 70 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia như sau:
Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia
1. Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia gồm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, các Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, 01 đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Ban chấp hành Trung ương Hội luật gia Việt Nam.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.
3. Danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia gồm:
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, các Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, 01 đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Ban chấp hành Trung ương Hội luật gia Việt Nam.
Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 71 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia
1. Xem xét tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm Thẩm phán theo quy định của Luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
a) Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Trình Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán các Tòa án khác.
2. Xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo quy định của Luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
a) Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Trình Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác.
3. Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, lối sống của Thẩm phán.
Như vậy, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Xem xét tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm Thẩm phán theo quy định của Luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
+ Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
+ Trình Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán các Tòa án khác.
- Xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo quy định của Luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
+ Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
+ Trình Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán
- Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, lối sống của Thẩm phán.
Trách nhiệm của thành viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia là gì?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 quy định về trách nhiệm của thành viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia như sau:
Trách nhiệm của thành viên Hội đồng
1. Hoạt động theo đúng quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật; phải độc lập, khách quan, giữ bí mật công tác và chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng.
2. Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng, thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nội dung phiên họp của Hội đồng. Trường hợp không thể tham dự phiên họp thì phải báo cáo lý do với Chủ tịch Hội đồng.
Như vậy, thành viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia có các trách nhiệm sau:
+ Hoạt động theo đúng quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật; phải độc lập, khách quan, giữ bí mật công tác và chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng.
+ Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng, thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nội dung phiên họp của Hội đồng. Trường hợp không thể tham dự phiên họp thì phải báo cáo lý do với Chủ tịch Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?