Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do ai thành lập? Nhiệm vụ của Hội đồng truyền máu là gì?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cho tôi hỏi Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do ai thành lập? Nhiệm vụ của Hội đồng truyền máu là gì? Câu hỏi của anh Thanh Tùng ở Đồng Tháp.

Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do ai thành lập?

Theo Điều 59 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định về vị trí pháp lý và thành phần của Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Vị trí pháp lý và thành phần của Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Hội đồng truyền máu là hội đồng chuyên môn được giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định thành lập.
2. Hội đồng truyền máu (Hội đồng) gồm các thành phần sau:
a) Chủ tịch hội đồng: là Giám đốc hoặc Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;
b) Phó chủ tịch hội đồng: là Phó giám đốc hoặc Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp;
c) Thư ký hội đồng: Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc người phụ trách cơ sở phát máu;
d) Các Ủy viên hội đồng gồm đại diện các khoa, phòng: Tổ chức cán bộ, Kế hoạch tổng hợp, Điều dưỡng, Dược và các khoa lâm sàng có sử dụng máu.
3. Hội đồng có thể kết hợp với Hội đồng thuốc và điều trị trên cơ sở điều kiện thực tế có bổ sung thành viên, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng theo Khoản 2 Điều này và Điều 60 Thông tư này.

Theo quy định trên, Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định thành lập.

Hội đồng truyền máu

Hội đồng truyền máu (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 60 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định về nhiệm vụ của Hội đồng truyền máu như sau:

Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng truyền máu
...
2. Nhiệm vụ:
a) Chỉ đạo xây dựng và thẩm định các nguyên tắc, quy định, quy trình, hướng dẫn cụ thể về truyền máu phù hợp với các hoạt động xét nghiệm, điều trị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sử dụng máu và chế phẩm máu hàng năm;
c) Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng hoạt động truyền máu; các kế
hoạch phát triển hoạt động truyền máu, bổ sung trang thiết bị, áp dụng các kỹ thuật mới;
d) Đề xuất việc tổ chức đào tạo, tập huấn các quy trình chuyên môn và quy định về truyền máu;
đ) Giám sát, phân tích, tổng hợp và báo cáo các tai biến có liên quan đến truyền máu;
e) Đánh giá việc thực hiện các quy trình, quy định hoạt động truyền máu phù hợp với điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 06 tháng và 12 tháng.
...

Theo đó, Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 60 nêu trên.

Trong đó có nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng và thẩm định các nguyên tắc, quy định, quy trình, hướng dẫn cụ thể về truyền máu phù hợp với các hoạt động xét nghiệm, điều trị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Thông tư 26/2013/TT- BYT về hoạt động của Hội đồng truyền máu như sau:

Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng truyền máu
...
3. Hoạt động:
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội đồng. Trường hợp có ý kiến khác biệt, số phiếu của các thành viên hội đồng bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng là người quyết định cuối cùng. Ý kiến khác biệt được bảo lưu và ghi vào biên bản làm việc của hội đồng. Các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
b) Hội đồng họp định kỳ mỗi quý một lần. Trường hợp họp đột xuất do Chủ tịch hội đồng quyết định;
c) Biên bản họp Hội đồng phải ghi đầy đủ ý kiến của từng thành viên đã phát biểu tại phiên họp và phải có đầy đủ chữ ký của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng.
d) Chủ tịch Hội đồng quy định hoạt động cụ thể và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng

Như vậy, Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động dựa trên nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội đồng.

Trường hợp có ý kiến khác biệt, số phiếu của các thành viên hội đồng bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng là người quyết định cuối cùng. Ý kiến khác biệt được bảo lưu và ghi vào biên bản làm việc của hội đồng.

Và các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Hội đồng truyền máu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội đồng truyền máu là gì và do ai thành lập? Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng máu có trách nhiệm phải thành lập Hội đồng truyền máu hay không?
Pháp luật
Hội đồng truyền máu là gì? Bệnh viện có bắt buộc phải thành lập hội đồng truyền máu không?
Pháp luật
Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do ai thành lập? Nhiệm vụ của Hội đồng truyền máu là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng truyền máu
1,629 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội đồng truyền máu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội đồng truyền máu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào