Hội đồng quản trị của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là gì? Hội đồng quản trị họp tối thiểu định kỳ bao nhiêu lần trong năm?
Hội đồng quản trị của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là gì?
Hội đồng quản trị của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được giải thích tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 21/2023/NĐ-CP là cơ quan quản lý tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, có toàn quyền nhân danh tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên hoặc Tổ chức đại diện thành viên.
Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên bầu (đối với tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô do thành viên sáng lập) hoặc do Tổ chức đại diện thành viên chỉ định (đối với tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô do Tổ chức đại diện thành viên thành lập).
Bảo hiểm vi mô (Hình từ Internet)
Hội đồng quản trị của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô họp tối thiểu định kỳ bao nhiêu lần trong năm?
Căn cứ khoản 22 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì bảo hiểm vi mô là bảo hiểm hướng tới các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp nhằm bảo vệ họ trước những rủi ro về tính mạng, sức khỏe và tài sản.
Theo đó bảo hiểm vi mô cũng là một dạng bảo hiểm tuy nhiên đối tượng cung cấp của nó sẽ hướng tới chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp.
Và hiện nay những đối tượng cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe (sau đây gọi là doanh nghiệp bảo hiểm), chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Và hội đồng quản trị của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô họp tối thiểu định kỳ hai lần một năm, thực hiện các quyền và nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 21/2023/NĐ-CP gồm:
- Quyết định chiến lược phát triển của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
- Kiến nghị Đại hội thành viên hoặc Tổ chức đại diện thành viên quyết định việc tăng, giảm phí bảo hiểm cho các thành viên trong năm tài chính tiếp theo; quyết định hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình hoạt động;
- Quyết định phương án đầu tư;
- Quyết định giải pháp phát triển hoạt động và công nghệ; thông qua hợp đồng có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc (Giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội thành viên, Tổ chức đại diện thành viên;
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội thành viên, triệu tập họp Đại hội thành viên hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội thành viên thông qua quyết định;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Số tiền bảo hiểm và số phí bảo hiểm tối đa của sản phẩm bảo hiểm vi mô được quy định như thế nào?
Số tiền bảo hiểm và số phí bảo hiểm tối đa của sản phẩm bảo hiểm vi mô được quy định theo Điều 3 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
- Số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng và sức khỏe không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.
- Số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản không vượt quá giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm và không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.
- Phí bảo hiểm năm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô không vượt quá 5% thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm. Phí bảo hiểm phải tương ứng với quyền lợi bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?