Giá dịch vụ phát điện là gì? Giá dịch vụ phát điện được pháp luật quy định như thế nào tại Luật Điện lực?
Giá dịch vụ phát điện là gì?
Căn cứ theo khoản 25 Điều 4 Luật Điện lực 2024 có định nghĩa về giá dịch vụ phát điện như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
24. Giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện là giá của đơn vị phát điện để cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.
25. Giá dịch vụ phát điện là giá của đơn vị phát điện bán cho bên mua điện.
26. Giá dịch vụ điều độ vận hành hệ thống điện là giá của đơn vị điều độ hệ thống điện để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến điều độ, vận hành hệ thống điện.
27. Giá dịch vụ điều hành giao dịch thị trường điện lực là giá của đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến điều hành giao dịch thị trường điện cạnh tranh.
...
Theo đó, giá dịch vụ phát điện được hiểu là giá của đơn vị phát điện bán cho bên mua điện.
Giá dịch vụ phát điện là gì? Giá dịch vụ phát điện được pháp luật quy định như thế nào tại Luật Điện lực? (Hình từ Internet)
Giá dịch vụ phát điện được pháp luật quy định như thế nào tại Luật Điện lực?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Điện lực 2024 có quy định về giá dịch vụ về điện như sau:
Theo đó, giá dịch vụ phát điện được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể sau đây:
(1) Giá hợp đồng mua bán điện bao gồm: thành phần giá cố định được xác định bình quân theo đời sống kinh tế dự án; thành phần giá vận hành và bảo dưỡng và thành phần giá biến đổi;
(2) Giá hợp đồng mua bán điện tại năm cơ sở do các đơn vị điện lực thỏa thuận tại hợp đồng mua bán điện. Bên bán điện và bên mua điện có quyền ký kết hợp đồng mua bán điện với giá cố định từng năm hợp đồng mua bán điện trên cơ sở bảo đảm giá cố định không thay đổi;
(3) Trường hợp chưa thỏa thuận được giá hợp đồng mua bán điện, bên bán điện và bên mua điện có quyền thỏa thuận mức giá tạm thời để áp dụng cho đến khi thỏa thuận được mức giá chính thức;
(4) Trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà máy điện, giá hợp đồng mua bán điện được bên bán điện và bên mua điện xác định quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 51 Luật Điện lực 2024 và khoản 2 Điều 19 của Luật Điện lực 2024;
(5) Giá dịch vụ phát điện đối với nhà máy điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện quy định tại Điều 16 của Luật Điện lực 2024;
(6) Nhà máy điện năng lượng tái tạo nhỏ áp dụng cơ chế biểu giá chi phí tránh được;
(7) Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá dịch vụ phát điện quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Điện lực 2024.
Căn cứ lập giá điện gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Luật Điện lực 2024 có quy định như sau:
Căn cứ lập, điều chỉnh giá điện và giá các dịch vụ về điện
1. Căn cứ lập giá điện bao gồm:
a) Chính sách giá điện;
b) Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
c) Quan hệ cung cầu về điện;
d) Chi phí sản xuất, kinh doanh điện hợp lý và lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực;
đ) Cấp độ thị trường điện cạnh tranh;
e) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hằng năm của đơn vị điện lực.
2. Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được quy định như sau:
a) Giá bán lẻ điện được phản ánh và điều chỉnh kịp thời theo biến động thực tế của thông số đầu vào, bù đắp chi phí hợp lý, hợp lệ với lợi nhuận hợp lý để bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và cấp độ thị trường điện cạnh tranh;
b) Khi thị trường bán lẻ điện vận hành, giá bán lẻ điện thực hiện theo cơ chế thị trường;
c) Chính phủ quy định chi tiết điểm a khoản này.
3. Đơn vị điện lực có trách nhiệm lập, công bố công khai chi phí sản xuất, kinh doanh điện hằng năm. Hình thức và nội dung công khai thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Căn cứ điều chỉnh giá dịch vụ phát điện tại hợp đồng mua bán điện đã ký bao gồm:
a) Thay đổi về chính sách, pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp của bên bán điện hoặc bên mua điện;
b) Thực hiện yêu cầu rà soát, điều chỉnh giá dịch vụ phát điện của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Bên bán điện được giao đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các hạng mục (ngoài phạm vi quản lý đầu tư của đơn vị phát điện tại hợp đồng mua bán điện đã ký) để thực hiện quy hoạch hoặc để thực hiện yêu cầu mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;
d) Tối ưu hóa quy trình quản lý, sản xuất, thay đổi công nghệ và đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất điện.
Như vậy, căn cứ lập giá điện bao gồm những nội dung sau đây:
- Chính sách giá điện;
- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
- Quan hệ cung cầu về điện;
- Chi phí sản xuất, kinh doanh điện hợp lý và lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực;
- Cấp độ thị trường điện cạnh tranh;
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hằng năm của đơn vị điện lực.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hướng dẫn điền Mẫu 24 ĐK TCT Thông tư 86 thay thế Thông tư 105? Tải Mẫu 24 ĐK TCT Thông tư 86 thay thế Thông tư 105?
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương có bắn pháo hoa không? Cơ quan có thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa trong Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?
- Ngày 6 tháng 4 có sự kiện gì? Ngày 6 tháng 4 cung gì? Ngày 6 tháng 4 người lao động có được nghỉ?
- Lời dẫn chương trình sinh hoạt chi bộ? Các bước sinh hoạt chi bộ theo Hướng dẫn 12 chi tiết cụ thể?
- Bài phát biểu khi nhận quyết định bổ nhiệm hay? Tải về Mẫu Quyết định bổ nhiệm giám đốc mới nhất, chi tiết?