Hội đồng định giá tài sản trong cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản của người nộp thuế do ai quyết định thành lập?
Hội đồng định giá tài sản trong cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản của người nộp thuế do ai quyết định thành lập?
Theo khoản 10 Điều 35 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về việc cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên như sau:
Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
...
10. Thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá tài sản
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng định giá đối với những trường hợp việc cưỡng chế hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã hoặc thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng định giá đối với những trường hợp việc cưỡng chế hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan.
c) Việc thành lập Hội đồng định giá ở các cơ quan trung ương do Bộ trưởng bộ chủ quản quyết định, sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan.
...
Theo đó, thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá tài sản được xác định như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng định giá đối với những trường hợp việc cưỡng chế hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã hoặc thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng định giá đối với những trường hợp việc cưỡng chế hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan.
- Việc thành lập Hội đồng định giá ở các cơ quan trung ương do Bộ trưởng bộ chủ quản quyết định, sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan.
Hội đồng định giá tài sản trong cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản của người nộp thuế do ai quyết định thành lập? (hình từ internet)
Nhiệm vụ của Hội đồng định giá tài sản trong cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản của người nộp thuế?
Tại khoản 11 Điều 35 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
...
11. Nhiệm vụ của Hội đồng định giá
a) Nghiên cứu, đề xuất việc tổ chức và nội dung cuộc họp Hội đồng định giá.
b) Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc định giá.
c) Tiến hành định giá tài sản.
d) Lập biên bản định giá.
...
Như vậy, nhiệm vụ của Hội đồng định giá tài sản trong cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản của người nộp thuế bao gồm:
- Nghiên cứu, đề xuất việc tổ chức và nội dung cuộc họp Hội đồng định giá.
- Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc định giá.
- Tiến hành định giá tài sản.
- Lập biên bản định giá.
Việc định giá tài sản kê biên của người nộp thuế được thực hiện ra sao?
Việc định giá tài sản kê biên của người nộp thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
...
9. Định giá tài sản kê biên
a) Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại trụ sở của tổ chức, nhà của cá nhân bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên (trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá).
b) Tài sản đã kê biên được định giá theo sự thỏa thuận giữa người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế với đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên thỏa thuận về giá không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản được kê biên. Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới 1.000.000 đồng hoặc tài sản thuộc loại mau hỏng, nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về giá thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm định giá.
c) Trường hợp tài sản kê biên có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên thuộc loại khó định giá hoặc các bên không thỏa thuận được về giá thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết định cưỡng chế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá, trong đó người đã ra quyết định cưỡng chế là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn liên quan là thành viên.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá phải tiến hành việc định giá. Đại diện tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên được tham gia ý kiến vào việc định giá, nhưng quyền quyết định giá thuộc Hội đồng định giá.
Việc định giá tài sản dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản mà nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do nhà nước quy định.
d) Việc định giá tài sản phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành định giá, thành phần những người tham gia định giá, tên và trị giá tài sản đã được định giá, chữ ký của các thành viên tham gia định giá và của chủ tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?