Hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu được tổ chức và hoạt động như thế nào? Có những trách nhiệm gì?

Cho tôi hỏi công tác đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu được thực hiện thông qua các nội dung nào? Hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu được tổ chức và hoạt động như thế nào? Thực hiện những trách nhiệm gì? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Công tác đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu được thực hiện thông qua các nội dung nào?

Theo Điều 8 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định về nội dung đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu như sau:

Nội dung đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu
1. Đáp ứng quy định liên quan đến an toàn thực phẩm đối với nhập khẩu thủy sản sống làm thực phẩm.
2. Khả năng tồn tại, sinh trưởng, phát triển trong điều kiện môi trường Việt Nam và khả năng cạnh tranh thức ăn với các loài bản địa.
3. Khả năng trở thành loài xâm hại, có nguy cơ xâm hại, khả năng tái tạo quần đàn trong điều kiện môi trường Việt Nam.
4. Khả năng tạp giao giữa loài thủy sản sống nhập khẩu với loài thủy sản bản địa trong điều kiện tự nhiên.
5. Nguy cơ phát sinh, phát tán mầm bệnh cho thủy sản bản địa, con người.

Theo đó, công tác đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu được thực hiện thông qua các nội dung như sau:

- Đáp ứng quy định liên quan đến an toàn thực phẩm đối với nhập khẩu thủy sản sống làm thực phẩm.

- Khả năng tồn tại, sinh trưởng, phát triển trong điều kiện môi trường Việt Nam và khả năng cạnh tranh thức ăn với các loài bản địa.

- Khả năng trở thành loài xâm hại, có nguy cơ xâm hại, khả năng tái tạo quần đàn trong điều kiện môi trường Việt Nam.

- Khả năng tạp giao giữa loài thủy sản sống nhập khẩu với loài thủy sản bản địa trong điều kiện tự nhiên.

- Nguy cơ phát sinh, phát tán mầm bệnh cho thủy sản bản địa, con người.

Hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu được tổ chức và hoạt động như thế nào? Có những trách nhiệm gì?

Hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu được tổ chức và hoạt động như thế nào? Có những trách nhiệm gì? (hình từ Internet)

Hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu được tổ chức và hoạt động như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định về thành lập hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu như sau:

Thành lập hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu
1. Thành lập hội đồng:
a) Hội đồng do Tổng cục Thủy sản thành lập có 07-11 thành viên gồm chủ tịch, phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, các ủy viên và thư ký. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Thủy sản mời đại diện tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống và một số đại biểu có liên quan tham dự phiên họp để cung cấp thông tin bổ sung.
b) Yêu cầu đối với thành viên hội đồng: thành viên hội đồng là nhà khoa học có uy tín, có chuyên môn phù hợp, cán bộ quản lý có kinh nghiệm thực tiễn có liên quan.
c) Phiên họp đánh giá rủi ro phải đảm bảo có ít nhất 2/3 tổng số thành viên hội đồng tham dự. Trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt thì phó chủ tịch hội đồng điều hành phiên họp.
...

Theo đó, hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu được tổ chức như sau:

- Hội đồng do Tổng cục Thủy sản thành lập có 07-11 thành viên gồm chủ tịch, phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, các ủy viên và thư ký.

Trường hợp cần thiết, Tổng cục Thủy sản mời đại diện tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống và một số đại biểu có liên quan tham dự phiên họp để cung cấp thông tin bổ sung.

- Yêu cầu đối với thành viên hội đồng: thành viên hội đồng là nhà khoa học có uy tín, có chuyên môn phù hợp, cán bộ quản lý có kinh nghiệm thực tiễn có liên quan.

- Phiên họp đánh giá rủi ro phải đảm bảo có ít nhất 2/3 tổng số thành viên hội đồng tham dự. Trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt thì phó chủ tịch hội đồng điều hành phiên họp.

Hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu có những trách nhiệm gì?

Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định về thành lập hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu như sau:

Thành lập hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu
...
2. Trách nhiệm của hội đồng:
a) Thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này để tư vấn cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản quyết định cấp phép hoặc không cấp phép nhập khẩu thủy sản sống;
b) Thành viên hội đồng thực hiện đánh giá rủi ro theo Mẫu số 08 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khoa học, tính chính xác đối với những ý kiến nhận xét, đánh giá độc lập, bảo mật thông tin theo quy định;
c) Lập Biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro theo Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, hồi đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu có những trách nhiệm như sau:

- Thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định tại Điều 8 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT và Điều 9 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT để tư vấn cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản quyết định cấp phép hoặc không cấp phép nhập khẩu thủy sản sống;

- Thành viên hội đồng thực hiện đánh giá rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khoa học, tính chính xác đối với những ý kiến nhận xét, đánh giá độc lập, bảo mật thông tin theo quy định;

- Lập Biên bản họp hội đồng đánh giá rủi ro.

Đánh giá rủi ro
An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
UBND xã có quyền kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Chủ quán lòng xe điếu kinh doanh thực phẩm lòng xe điếu có quyền và nghĩa vụ kinh doanh như thế nào?
Pháp luật
Lòng xe điếu là gì? Lòng xe điếu là bộ phận nào? Con lợn nào có lòng xe điếu? Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Lòng xe điếu có phải dồi trường không? Tại sao lợn có lòng xe điếu? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm?
Pháp luật
Phèo 2 da là gì? Phèo 2 da có phải lòng xe điếu không? Tổng hợp những hình ảnh về phèo 2 da thế nào?
Pháp luật
Tiktoker quảng cáo sai sự thật về chiều dài lòng xe điếu thì có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Lòng xe điếu hay lòng se điếu tên gọi nào đúng? Lòng xe điếu hay lòng se điếu mới đúng chính tả?
Pháp luật
Lòng xe điếu khác gì lòng thường? Phân biệt lòng xe điếu với lòng thường của con heo như thế nào?
Pháp luật
Dồi trường là gì? Dồi trường là bộ phận nào của heo? Hiện nay dồi trường giá bao nhiêu tiền 1 kg?
Pháp luật
Lòng se điếu 40m có đúng không? Video lòng se điếu 40m trên mạng xã hội thực hư như thế nào?
Pháp luật
Quy định về chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm ra sao? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đánh giá rủi ro
1,302 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào