Học viện Nông nghiệp Việt Nam được quyền tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hay không?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam trực thuộc Bộ nào?
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 1026/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 về vị trí, chức năng như sau:
Vị trí, chức năng
1. Học viện Nông nghiệp Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Học viện Nông nghiệp Việt Nam (sau đây gọi tắt là Học viện) là cơ sở đại học trọng điểm có chức năng đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, bồi dưỡng ngắn hạn, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, cung cấp dịch vụ, tư vấn về giáo dục, khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
3. Học viện hoạt động theo Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế tổ chức và hoạt động do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
4. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam National University of Agriculture (viết tắt là VNUA).
5. Trụ sở chính của Học viện đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Hình từ Internet)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam được quyền tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hay không?
Theo Điều 2 Quyết định 1026/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Xây dựng tầm nhìn, chiến lược, kế hoạch phát triển Học viện.
2. Triển khai các hoạt động đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ và các nhiệm vụ được Bộ trưởng giao theo quy định của pháp luật.
3. Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo.
4. Thực hiện nghiên cứu khoa học, tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia thẩm tra, thẩm định về công nghệ, kinh tế, kỹ thuật các chương trình, dự án trọng điểm cấp nhà nước thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
6. Tuyển sinh, quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công chức, viên chức, người lao động và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục; phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục và đào tạo.
7. Thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng theo quy định.
8. Thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo phân công của Bộ trưởng và quy định pháp luật.
9. Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các chương trình, đề án, dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế; liên kết, hợp tác với các tổ chức về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
12. Tuyển dụng, quản lý, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật.
13. Quản lý tài chính, tài sản; sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị theo quy định.
14. Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu của Học viện về: đội ngũ công chức, viên chức, người lao động; các hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế; về quá trình học tập và phát triển sau tốt nghiệp của người học; tham gia dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo của Học viện.
15. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, kiểm tra, thanh tra theo quy định.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
Theo đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các chương trình, đề án, dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm trước ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 1026/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
2. Giám đốc và các Phó Giám đốc Học viện:
a) Giám đốc Học viện do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Học viện;
b) Phó Giám đốc Học viện do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Học viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện, trước pháp luật về lĩnh vực công tác được Giám đốc Học viện phân công phụ trách hoặc ủy quyền.
...
Như vậy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Học viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam? Tên viết tắt tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam?
- Nghề nghiệp là gì? Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo các trình độ nào?
- Thành viên bù trừ có bị từ chối thế vị giao dịch chứng khoán khi giao dịch không có số hiệu lệnh bên mua?
- Tòa án có được hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Tòa án cấp nào có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận?
- Cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình cần phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu nào?