Học ngành quản lý khai thác công trình thủy lợi trình độ cao đẳng thì sẽ được dạy những kiến thức nào để hỗ trợ cho công việc sau khi tốt nghiệp?
- Học ngành quản lý khai thác công trình thủy lợi trình độ cao đẳng thì sẽ được dạy những kiến thức tối thiểu nào để hỗ trợ cho công việc sau khi tốt nghiệp?
- Người học ngành quản lý khai thác công trình thủy lợi trình độ cao đẳng phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ mới có thể tốt nghiệp?
- Người học ngành quản lý khai thác công trình thủy lợi trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập và nâng cao trình độ như thế nào?
Học ngành quản lý khai thác công trình thủy lợi trình độ cao đẳng thì sẽ được dạy những kiến thức tối thiểu nào để hỗ trợ cho công việc sau khi tốt nghiệp?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 13 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đay gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Kiến thức
- Trình bày được văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Áp dụng các tiêu chuẩn, quy định trong thực hiện 5S và các biện pháp an toàn lao động;
- Mô tả được cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ của các công trình trong hệ thống thủy lợi; mối quan hệ giữa các công trình trong hệ thống thủy lợi;
- Liệt kê và mô tả được chức năng, nhiệm vụ, phạm vi sử dụng của các loại trang thiết bị trong công trình thủy lợi;
- Giải thích được phương pháp và quy trình quan trắc, đo đạc công trình thủy lợi;
- Giải thích được phương pháp và quy trình quản lý vận hành, khai thác công trình tưới, cấp, tiêu và thoát nước;
- Mô tả được phương pháp và quy trình quản lý vận hành, khai thác công trình đầu mối;
- Trình bày được phương pháp và quy trình quản lý vận hành, khai thác kênh và công trình trên kênh;
- Liệt kê được phương pháp và quy trình bảo vệ hành lang công trình;
- Xác định được phương pháp và quy trình việc duy tu bảo dưỡng công trình;
- Trình bày được phương pháp và quy trình lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, kiểm tra, đánh giá phòng, chống lụt bão;
- Vận dụng được kiến thức cơ bản về giao tiếp, phong tục tập quán vùng miền trong công tác quản lý, bảo vệ, xử lý các vi phạm an toàn công trình thủy lợi;
- Ứng dụng công nghệ 4.0 vào công việc chuyên môn để duy trì, phát triển ngành, nghề;
- Trình bày được biện pháp lưu trữ, quản lý hồ sơ công trình;
- Liệt kê được các quy định trong nghiệm thu bàn giao công việc;
- Trình bày được các biện pháp sơ cứu người bị chấn thương, điện giật, đuối nước, say nắng, nhiễm độc khi đang làm việc trong các công trình thủy lợi;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, học ngành quản lý khai thác công trình thủy lợi trình độ cao đẳng thì sẽ được dạy những kiến thức tối thiểu như trên để hỗ trợ cho công việc sau khi tốt nghiệp.
Ngành quản lý khai thác công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Người học ngành quản lý khai thác công trình thủy lợi trình độ cao đẳng phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ mới có thể tốt nghiệp?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trình độ cao đẳng là ngành, nghề phục vụ tưới, tiêu, dân sinh, công nghiệp, nông nghiệp, an ninh quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Quản lý khai thác các công trình thủy lợi trình độ cao đẳng bao gồm các nhiệm vụ chính như: Quan trắc khí tượng thủy văn; trắc đạc công trình thủy lợi; quan trắc công trình thủy lợi; quản lý vận hành, khai thác tưới, cấp, tiêu và thoát nước; quản lý vận hành, khai thác công trình thủy lợi đầu mối; quản lý vận hành, khai thác kênh và công trình trên kênh; thi công tu bổ công trình thủy lợi; duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi; phòng chống lụt bão; lập, lưu trữ hồ sơ quản lý công trình; bảo vệ công trình thủy lợi; giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường,
Người hành nghề quản lý, khai thác công trình thủy lợi thường làm việc tại các doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước... họ cần có đủ kiến thức, kỹ năng, sức khỏe để làm việc ở văn phòng, công trình hoặc ngoài trời, đôi khi phải làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt như gió bão, lũ lụt…
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Như vậy, người học ngành quản lý khai thác công trình thủy lợi trình độ cao đẳng phải hoàn thành khối lượng kiến thức tối thiểu là 2.500 giờ tương đương 90 tín chỉ.
Tức là theo quy định thì bạn cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 90 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.
Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo ngành quản lý khai thác công trình thủy lợi trình độ cao đẳng để có thêm thông tin.
Người học ngành quản lý khai thác công trình thủy lợi trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập và nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Người học ngành quản lý khai thác công trình thủy lợi trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập và nâng cao trình độ như trên.
Tải Quy định về ngành quản lý khai thác công trình thủy lợi mới nhất năm 2023. Tại về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?