Hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động bao gồm những gì? Nguyên tắc hoạt động của CSCĐ là gì?
Hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động bao gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 12 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định về tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự của cảnh sát cơ động như sau:
Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự
1. Cảnh sát cơ động tuần tra, kiểm soát khu vực, tuyến, địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng.
2. Hoạt động tuần tra, kiểm soát phải tuân thủ quy định của pháp luật, phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động bao gồm:
a) Bố trí lực lượng, phương tiện, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát;
b) Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
4. Cảnh sát cơ động được kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;
b) Phát hiện người phạm tội quả tang, người bị truy nã, bị truy tìm;
c) Có căn cứ cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật, nếu không kiểm tra, kiểm soát ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động.
Theo đó, hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động bao gồm:
- Bố trí lực lượng, phương tiện, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát
- Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Cảnh sát cơ động 2022
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật
Hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động của Cảnh sát cơ động là gì?
Nguyên tắc hoạt động của Cảnh sát cơ động được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Cảnh sát cơ động 2022 như sau:
(1) Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
(2) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(3) Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
(4) Kết hợp chặt chẽ biện pháp vũ trang với các biện pháp công tác khác của lực lượng Công an nhân dân trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
(5) Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương.
09 Nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động bao gồm những gì?
09 Nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động được nêu rõ tại Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động 2022 như sau:
(1) Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an về biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
(2) Sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố.
(3) Sử dụng biện pháp vũ trang và các biện pháp công tác khác để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, sử dụng bạo lực xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức;
- Giải tán các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự;
- Bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt;
- Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự.
(4) Xây dựng, diễn tập phương án để thực hiện nhiệm vụ quy định tại (2) và (3). Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình xây dựng và thực hiện phương án của Cảnh sát cơ động.
(5) Huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động và cán bộ, chiến sĩ, học viên trong Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng được huy động tham gia chống khủng bố; tham gia huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ thuộc các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật.
(6) Quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
(7) Thực hiện nghi lễ trong Công an nhân dân và các sự kiện quan trọng theo quy định.
(8) Phối hợp, hỗ trợ các lực lượng trong Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị, các lực lượng khác trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
(9) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018 và quy định của pháp luật có liên quan.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên gọi, bí danh và bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ? Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có phải lễ lớn?
- Sự kiện nổi bật ngày 29 tháng 5? Sự kiện trong nước 29 5? Sự kiện thế giới 29 5? 29 5 có phải lễ lớn?
- Mẫu Đề cương Báo cáo sinh hoạt chuyên đề chi bộ? Tải mẫu? Đối tượng nào phải nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu trong sinh hoạt chi bộ?
- 8 Đối tượng được cho vay ưu đãi để thuê, mua nhà ở xã hội là những đối tượng nào theo Hướng dẫn 4546?
- Tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI năm 2025 thời gian và địa điểm chi tiết ra sao?