Hoạt động thủy lợi bao gồm những hoạt động nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi?

Tôi muốn biết hoạt động thủy lợi bao gồm những hoạt động nào? Ngoài ra những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi? Hằng ngày có cơ quan nào tiến hành điều tra hay thu thập các chứng cứ để bảo vệ hoạt động thủy lợi không? Trường hợp nếu xả rác thải vào công trình thủy lợi thì có bị phạt không?

Hoạt động thủy lợi bao gồm những hoạt động nào?

Tại khoản 2 Điều 2 Luật Thủy lợi 2017 nêu rõ hoạt động thủy lợi bao gồm:

"2. Hoạt động thủy lợi bao gồm điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi."

Hoạt động thủy lợi

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi?

Căn cứ Điều 8 Luật Thủy lợi 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi như sau:

- Xây dựng công trình thủy lợi không đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đổ chất thải, rác thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; xả nước thải trái quy định của pháp luật vào công trình thủy lợi; các hành vi khác làm ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi.

- Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình thủy lợi.

- Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi.

- Sử dụng xe cơ giới vượt tải trọng cho phép đi trên công trình thủy lợi; sử dụng xe cơ giới, phương tiện thủy nội địa lưu thông trong công trình thủy lợi khi có biển cấm, trừ các loại xe, phương tiện ưu tiên theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.

- Cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thủy lợi.

- Khai thác nước trái phép từ công trình thủy lợi.

- Tự ý vận hành công trình thủy lợi; vận hành công trình thủy lợi trái quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ứng phó khẩn cấp khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố.

- Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

- Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi chưa có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung của giấy phép được cấp cho các hoạt động quy định tại Điều 44 của Luật này.

Điều tra hoạt động thủy lợi

Theo Điều 9 Luật Thủy lợi 2017 quy định điều tra cơ bản thủy lợi như sau:

- Điều tra cơ bản thủy lợi được thực hiện hằng năm hoặc đột xuất để thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu khoa học, lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

- Điều tra cơ bản thủy lợi bao gồm các nội dung chính sau đây:

+ Hiện trạng về số lượng, chất lượng, năng lực phục vụ của công trình thủy lợi và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

+ Hiện trạng về cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách trong hoạt động thủy lợi;

+ Tác động của công trình thủy lợi đến môi trường và đời sống của người dân;

+ Thu thập thông tin, quan trắc, giám sát về số lượng, chất lượng nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi, bờ sông, bờ biển phục vụ hoạt động thủy lợi;

+ Tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi, bờ sông, bờ biển, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông đến hoạt động thủy lợi.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra cơ bản thủy lợi, phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra cơ bản thủy lợi trên địa bàn.

- Thẩm quyền phê duyệt, công bố và quản lý kết quả điều tra cơ bản thủy lợi được quy định như sau:

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, công bố và quản lý kết quả điều tra cơ bản thủy lợi do Bộ tổ chức điều tra;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố và quản lý kết quả điều tra cơ bản thủy lợi do Ủy ban tổ chức điều tra.

Như vậy, vấn điều tra hoạt động thủy lợi được điều tra hằng năm hoặc đột xuất để nắm bắt các hiện trạng, tác động…

Đổ rác thải ra công trình thủy lợi có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 03/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi như sau:

"1. Hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với khối lượng dưới 0,5 m3;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với khối lượng từ 0,5 m3 đến dưới 1 m3;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với khối lượng từ 01 m3 đến dưới 03 m3;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với khối lượng từ 03 m3 đến dưới 05 m3;
đ) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với khối lượng từ 05 m3 trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này."

Như vậy, đối với trường hành vi xả rác thải vào công trình thủy lợi là sẽ bị phạt. Tuy nhiên tùy vào mức độ rác thải xả ra sẽ có mức phạt khác nhau. Mức phạt cao nhất đối với hành vi này là từ 4.000.000 đến 8.000.000 đồng.

Thủy lợi Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Thủy lợi
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biểu giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với đất trồng lúa được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Nộp thuế môn bài bằng cách nào? Nộp thuế môn bài chậm có bị phạt không? Thời gian nộp thuế môn bài là bao lâu?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ thì có bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính thế nào? Có áp dụng biện pháp khắc hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung với cá nhân có hành vi này hay không?
Pháp luật
Trường hợp Sở Công Thương kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp về việc thực hiện theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT thì kiểm tra ở mức độ nào?
Pháp luật
Đơn vị có hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo bị xử phạt hành chính theo quy định như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này không?
Pháp luật
Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào? Trường hợp nào không phải thực hiện gia hạn không?
Pháp luật
Người dân xây dựng mái vòm xung quanh trụ điện hạ áp có bị xử phạt không? Nếu có thì xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai sớm được hoàn thành theo thông báo 425/TB-VPCP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủy lợi
2,546 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủy lợi Xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủy lợi Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào