Hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất ở thị trường trong nước có giúp hạn chế rủi ro lãi suất của giao dịch không?
- Khách hàng tham gia kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường trong nước gồm những đối tượng nào?
- Hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất ở thị trường trong nước có giúp hạn chế rủi ro lãi suất của giao dịch không?
- Hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường trong nước được thực hiện trong phạm vi nào?
Khách hàng tham gia kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường trong nước gồm những đối tượng nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2015/TT-NHNN, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 25/2021/TT-NHNN, khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng trên thị trường trong nước, bao gồm:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng;
- Pháp nhân (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
- Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sở hữu trái phiếu Chính phủ phát hành bằng Đồng Việt Nam tại thị trường trong nước.
Hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất ở thị trường trong nước có giúp hạn chế rủi ro lãi suất của giao dịch không?
Hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất ở thị trường trong nước có giúp hạn chế rủi ro lãi suất của giao dịch không?
Mục đích hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường trong nước được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2015/TT-NHNN như sau:
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất cho pháp nhân và nhà đầu tư nước ngoài nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho giao dịch gốc của pháp nhân và nhà đầu tư nước ngoài đó. (trong đó, cụm từ "pháp nhân" được thay thế bởi "pháp nhân và nhà đầu tư nước ngoài" theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2021/TT-NHNN)
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho giao dịch gốc hoặc phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho các khoản mục của bảng cân đối kế toán (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó. (cụm từ “phát sinh từ bảng cân đối kế toán” được thay thế bằng cụm từ “cho các khoản mục của bảng cân đối kế toán (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng" theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 25/2021/TT-NHNN)
Có thể thấy, hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ phái sinh được thực hiện trên thị trường trong nước được thực hiện nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho giao dịch gốc của pháp nhân và nhà đầu tư nước ngoài, cho giao dịch gốc hoặc các khoản mục của bảng cân đối kế toán.
Hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường trong nước được thực hiện trong phạm vi nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2015/TT-NHNN, phạm vi hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường trong nước được quy định như sau:
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng các loại sản phẩm phái sinh lãi suất, bao gồm:
(1) Sản phẩm lãi suất kỳ hạn (Forward rate agreement): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, theo đó vào ngày giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất các bên thỏa thuận xác định mức lãi suất kỳ hạn sẽ áp dụng trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa; vào ngày đến hạn hợp đồng phái sinh lãi suất, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc khách hàng thanh toán một lần duy nhất số tiền chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh lãi suất với lãi suất tham chiếu trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa.
2. Sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền (Interest rate swap):
a) Sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền (Interest rate swap): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, trong đó các bên thỏa thuận định kỳ thanh toán cho nhau khoản tiền lãi bằng cùng một đồng tiền (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ) tính theo lãi suất được nhận và phải trả đã thỏa thuận (lãi suất cố định hoặc thả nổi) trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa;
b) Sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền cộng dồn (Accrual Interest Rate Swap): Là sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng có thỏa thuận về khoản tiền lãi được nhận hoặc phải trả được tính theo các mức lãi suất có kèm theo các điều kiện dựa trên biến động tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa (trừ giá vàng và các hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật) và được cộng dồn theo kỳ thanh toán đã thỏa thuận trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa. (được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Thông tư 25/2021/TT-NHNN)
3. Sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền hoặc hoán đổi tiền tệ chéo (Cross currency swap):
a) Sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền (Cross currency swap): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, trong đó các bên thỏa thuận định kỳ thanh toán cho nhau khoản tiền lãi bằng hai đồng tiền khác nhau tính trên giá trị khoản vốn danh nghĩa; việc trao đổi hoặc không trao đổi giá trị khoản vốn danh nghĩa do hai bên thỏa thuận, trường hợp có trao đổi giá trị khoản vốn danh nghĩa ban đầu hoặc từng phần trong kỳ hoặc cuối cùng thì áp dụng theo tỷ giá cố định được thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỷ giá tại thời điểm hai bên ký kết hợp đồng phái sinh lãi suất;
b) Sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền cộng dồn (Accrual Cross Currency Swap): Là sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng có thỏa thuận về khoản tiền lãi được nhận hoặc phải trả được tính theo các mức lãi suất có kèm theo các điều kiện dựa trên biến động tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa (trừ giá vàng và các hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật) và được cộng dồn theo kỳ thanh toán đã thỏa thuận trên giá trị khoản vốn danh nghĩa; việc trao đổi hoặc không trao đổi giá trị khoản vốn danh nghĩa do hai bên thỏa thuận, trường hợp có trao đổi giá trị khoản vốn danh nghĩa ban đầu hoặc từng phần trong kỳ hoặc cuối cùng thì áp dụng theo tỷ giá cố định được thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỷ giá tại thời điểm hai bên ký kết hợp đồng phái sinh lãi suất. (được sửa đổi bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Thông tư 25/2021/TT-NHNN)
4. Sản phẩm quyền chọn lãi suất (Interest rate option): (Thay thế cụm từ “thời hạn hiệu lực” bằng cụm từ “thời hạn thực hiện” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 25/2021/TT-NHNN)
a) Quyền chọn lãi suất giới hạn trần (Interest Rate Option - Cap): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho khách hàng quyền (không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua mức lãi suất giới hạn trần trên giá trị khoản vốn danh nghĩa tại thời điểm trước ngày đến hạn hoặc vào ngày đến hạn của hợp đồng phái sinh lãi suất nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất biến động tăng. Trong thời hạn thực hiện của hợp đồng phái sinh lãi suất, khi lãi suất tham chiếu biến động tăng và cao hơn mức lãi suất giới hạn trần, nếu có yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện thanh toán cho khách hàng khoản tiền lãi được tính trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất tham chiếu với mức lãi suất giới hạn trần và giá trị khoản vốn danh nghĩa; trường hợp lãi suất tham chiếu thấp hơn mức lãi suất giới hạn trần, thì không phát sinh việc thanh toán giữa ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng về chênh lệch giữa lãi tham chiếu và lãi suất giới hạn trần. Khách hàng phải trả phí cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận tại hợp đồng phái sinh lãi suất để mua quyền chọn lãi suất giới hạn trần; khoản phí này có thể thanh toán một lần vào ngày giao dịch hoặc nhiều lần theo kỳ thanh toán lãi trong suốt thời hạn thực hiện của hợp đồng phái sinh lãi suất theo thỏa thuận tại hợp đồng phái sinh lãi suất;
b) Quyền chọn lãi suất giới hạn sàn (Interest Rate Option - Floor): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho khách hàng quyền (không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua mức lãi suất giới hạn sàn trên giá trị khoản vốn danh nghĩa tại thời điểm trước ngày đến hạn hoặc vào ngày đến hạn của hợp đồng phái sinh lãi suất nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất biến động giảm. Trong thời hạn thực hiện của hợp đồng phái sinh lãi suất, khi lãi suất tham chiếu biến động giảm và thấp hơn mức lãi suất giới hạn sẵn, nếu có yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện thanh toán cho khách hàng khoản tiền lãi được tính trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất tham chiếu với mức lãi suất giới hạn sàn và giá trị khoản vốn danh nghĩa; trường hợp lãi suất tham chiều cao hơn mức lãi suất giới hạn sàn, thì không phát sinh việc thanh toán giữa ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng về chênh lệch giữa lãi suất tham chiếu và lãi suất giới hạn sàn. Khách hàng phải trả phí cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận tại hợp đồng phái sinh lãi suất để mua quyền chọn lãi suất giới hạn sàn; khoản phí này có thể thanh toán một lần vào ngày giao dịch hoặc nhiều lần theo kỳ thanh toán lãi trong suốt thời hạn thực hiện của hợp đồng phái sinh lãi suất theo thỏa thuận tại hợp đồng phái sinh lãi suất;
c) Quyền chọn lãi suất kết hợp trần - sàn (Interest Rate Option - Collar): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho khách hàng (không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua mức lãi suất giới hạn trần, đồng thời mua từ khách hàng quyền (không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua mức lãi suất giới hạn sàn, trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa tại thời điểm trước ngày đến hạn hoặc vào ngày đến hạn của hợp đồng phái sinh lãi suất. Trong thời hạn thực hiện của hợp đồng phái sinh lãi suất, khi lãi suất tham chiếu biến động tăng và cao hơn mức lãi suất giới trần, nếu có yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện thanh toán cho khách hàng khoản tiền lãi được tính trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất tham chiếu với mức lãi suất giới hạn trần và giá trị khoản vốn danh nghĩa; khi lãi suất tham chiếu giảm và thấp hơn mức lãi suất quyền chọn sàn, nếu có yêu cầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, khách hàng phải thực hiện thanh toán cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khoản tiền lãi được tính trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất tham chiếu với mức lãi suất giới hạn sàn và giá trị khoản vốn danh nghĩa. Trường hợp lãi suất tham chiếu biến động nhưng vẫn nằm trong khoảng giới hạn giữa mức lãi suất giới hạn trần và mức lãi suất giới hạn sàn, thì không phát sinh việc thực hiện thanh toán giữa ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng về chênh lệch giữa lãi suất tham chiếu với mức lãi suất giới hạn trần hoặc với mức lãi suất giới hạn sàn. Khách hàng và ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận tại hợp đồng phái sinh lãi suất về việc trả phí và mức phí phải trả.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ phái sinh được thực hiện trên thị trường trong nước được thực hiện nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho giao dịch gốc của pháp nhân và nhà đầu tư nước ngoài, cho giao dịch gốc hoặc các khoản mục của bảng cân đối kế toán. Phạm vi và đối tượng thực hiện hoạt động này được quy định cụ thể tại Thông tư 01/2015/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?