Hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất ở thị trường quốc tế có được thực hiện nhằm mục đích thực hiện các biện pháp bảo đảm không?
- Hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất ở thị trường quốc tế có được thực hiện nhằm mục đích thực hiện các biện pháp bảo đảm không?
- Hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế được thực hiện trong phạm vi nào?
- Việc lựa chọn tổ chức tài chính tham gia kinh doanh sản phẩm phái sinh trên thị trường quốc tế cần thỏa mãn điều kiện nào?
Hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất ở thị trường quốc tế có được thực hiện nhằm mục đích thực hiện các biện pháp bảo đảm không?
Hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất ở thị trường quốc tế có được thực hiện nhằm mục đích thực hiện các biện pháp bảo đảm không?
Mục đích hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế được quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2015/TT-NHNN như sau:
(1) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế trên cơ sở giao kết và thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất với tổ chức tài chính nước ngoài nhằm mục đích:
a) Phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất đối với giao dịch gốc còn hiệu lực thực hiện. Giao dịch gốc phải phù hợp với nội dung và phạm vi hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật liên quan;
b) Phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho các khoản mục của bảng cân đối kế toán (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng) của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 25/2021/TT-NHNN)
(2) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất với tổ chức tài chính nước ngoài trên thị trường quốc tế ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ quy định trên, có thể thấy khi thực hiện kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất ở thị trường quốc tế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đảm bảo thực hiện theo những nội dung trên, không bao gồm mục đích thực hiện các biện pháp bảo đảm.
Hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế được thực hiện trong phạm vi nào?
Phạm vi hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế được quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2015/TT-NHNN:
"Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh các loại sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế theo quy định tại Điều 6 Thông tư này."
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2015/TT-NHNN, sản phẩm phái sinh được kinh doanh trên thị trường quốc tế gồm những loại sản phẩm sau:
(1) Sản phẩm lãi suất kỳ hạn (Forward rate agreement): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, theo đó vào ngày giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất các bên thỏa thuận xác định mức lãi suất kỳ hạn sẽ áp dụng trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa; vào ngày đến hạn hợp đồng phái sinh lãi suất, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc khách hàng thanh toán một lần duy nhất số tiền chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh lãi suất với lãi suất tham chiếu trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa.
(2) Sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền (Interest rate swap):
a) Sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền (Interest rate swap): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, trong đó các bên thỏa thuận định kỳ thanh toán cho nhau khoản tiền lãi bằng cùng một đồng tiền (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ) tính theo lãi suất được nhận và phải trả đã thỏa thuận (lãi suất cố định hoặc thả nổi) trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa;
b) Sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền cộng dồn (Accrual Interest Rate Swap): Là sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng có thỏa thuận về khoản tiền lãi được nhận hoặc phải trả được tính theo các mức lãi suất có kèm theo các điều kiện dựa trên biến động tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa (trừ giá vàng và các hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật) và được cộng dồn theo kỳ thanh toán đã thỏa thuận trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa. (được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Thông tư 25/2021/TT-NHNN)
(3) Sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền hoặc hoán đổi tiền tệ chéo (Cross currency swap):
a) Sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền (Cross currency swap): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, trong đó các bên thỏa thuận định kỳ thanh toán cho nhau khoản tiền lãi bằng hai đồng tiền khác nhau tính trên giá trị khoản vốn danh nghĩa;
b) Sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền cộng dồn (Accrual Cross Currency Swap): Là sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng có thỏa thuận về khoản tiền lãi được nhận hoặc phải trả được tính theo các mức lãi suất có kèm theo các điều kiện dựa trên biến động tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa (trừ giá vàng và các hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật) và được cộng dồn theo kỳ thanh toán đã thỏa thuận trên giá trị khoản vốn danh nghĩa; (được sửa đổi bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Thông tư 25/2021/TT-NHNN)
(4) Sản phẩm quyền chọn lãi suất (Interest rate option):
a) Quyền chọn lãi suất giới hạn trần (Interest Rate Option - Cap): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho khách hàng quyền (không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua mức lãi suất giới hạn trần trên giá trị khoản vốn danh nghĩa tại thời điểm trước ngày đến hạn hoặc vào ngày đến hạn của hợp đồng phái sinh lãi suất nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất biến động tăng.
b) Quyền chọn lãi suất giới hạn sàn (Interest Rate Option - Floor): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho khách hàng quyền (không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua mức lãi suất giới hạn sàn trên giá trị khoản vốn danh nghĩa tại thời điểm trước ngày đến hạn hoặc vào ngày đến hạn của hợp đồng phái sinh lãi suất nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất biến động giảm.
c) Quyền chọn lãi suất kết hợp trần - sàn (Interest Rate Option - Collar): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho khách hàng (không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua mức lãi suất giới hạn trần, đồng thời mua từ khách hàng quyền (không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua mức lãi suất giới hạn sàn, trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa tại thời điểm trước ngày đến hạn hoặc vào ngày đến hạn của hợp đồng phái sinh lãi suất.
Việc lựa chọn tổ chức tài chính tham gia kinh doanh sản phẩm phái sinh trên thị trường quốc tế cần thỏa mãn điều kiện nào?
Điều kiện về lựa chọn tổ chức tài chính đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế được quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2015/TT-NHNN như sau:
"Khi kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện với tổ chức tài chính nước ngoài được xếp hạng tín nhiệm tối thiểu Baa/P-3 theo đánh giá xếp hạng của Moody’s Investors Service hoặc BBB-/A-3 theo đánh giá xếp hạng của Standard&Poor’s hoặc BBB-/F3 theo đánh giá xếp hạng của Fitch Ratings tại thời điểm giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất, trừ trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế với ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ."
Như vậy, hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất ở thị trường quốc tế được thực hiện theo một số nội dung nhất định, trong đó không bao gồm mục đích thực hiện các biện pháp bảo đảm. Bên cạnh đó, phạm vi thực hiện và điều kiện lựa chọn tổ chức tài chính tham gia kinh doanh sản phẩm phái sinh trên thị trường quốc tế được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?