Hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo thuộc Bộ Quốc phòng được tổ chức thực hiện theo trình tự như thế nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép tổ chức khám chữa bệnh nhân đạo thuộc Bộ Quốc Phòng?
Theo Điều 8 Thông tư 103/2016/TT-BQP quy định về thẩm quyền cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo như sau:
Thẩm quyền cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho phép KBCBNĐ đối với các cơ sở KBCB trực thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở KBCB thuộc đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng nhưng không có cơ quan quân y.
2. Thủ trưởng các đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng cho phép KBCBNĐ đối với các cơ sở KBCB thuộc thẩm quyền quản lý, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho phép khám chữa bệnh nhân đạo đối với các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở khám chữa bệnh thuộc đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng nhưng không có cơ quan quân y.
Ngoài ra, thủ trưởng các đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng cho phép khám chữa bệnh nhân đạoĐ đối với các cơ sở khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý, trừ trường thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Khám chữa bệnh nhân đạo (Hình từ Internet)
Hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo thuộc Bộ Quốc phòng được tổ chức thực hiện theo trình tự như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 103/2016/TT-BQP, trình tự, thủ tục cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được quy định như sau:
- Hồ sơ đề nghị cho phép khám chữa bệnh nhân đạo:
+ Đơn đề nghị cho phép khám chữa bệnh nhân đạo thực hiện theo Mẫu 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 103/2016/TT-BQP;
+ Hồ sơ tư pháp hoặc lý lịch (đối với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài);
+ Văn bản phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với Đoàn khám chữa bệnh nhân đạo;
+ Bản kê khai danh sách các thành viên tham gia khám chữa bệnh nhân đạo thực hiện theo Mẫu 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 103/2016/TT-BQP; Tải về
+ Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của các thành viên tham gia Đoàn khám chữa bệnh nhân đạo;
+ Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người trực tiếp tham gia khám chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám chữa bệnh;
+ Kế hoạch khám chữa bệnh nhân đạo thực hiện theo Mẫu 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 103/2016/TT-BQP; Tải về
+ Văn bản đồng ý của cơ sở khám chữa bệnh đối với Đoàn khám chữa bệnh nhân đạo tại các cơ sở khám chữa bệnh hoặc của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu địa điểm dự kiến tổ chức hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo đối với Đoàn khám chữa bệnh nhân đạo lưu động;
+ Văn bản chứng minh nguồn gốc tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo.
- Trình tự thực hiện:
+ Đối với các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở khám chữa bệnh thuộc đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng không có cơ quan quân y: Cơ sở khám chữa bệnh gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 103/2016/TT-BQP đến Cục Quân y;
+ Đối với các cơ sở khám chữa bệnh thuộc đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng: Cơ sở khám chữa bệnh gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 103/2016/TT-BQP đến Phòng, Ban Quân y cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 103/2016/TT-BQP;
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Quân y (Phòng, Ban Quân y) phải có văn bản lấy ý kiến thẩm định (kèm theo hồ sơ đề nghị của cơ sở khám chữa bệnh) của các cơ quan:
Cục Tài chính;
Cục Bảo vệ an ninh Quân đội (trường hợp cơ sở khám chữa bệnh là cơ quan, đơn vị thuộc diện trọng yếu, cơ mật; tổ chức, cá nhân phối hợp là nước ngoài) và Cục Đối ngoại (trường hợp tổ chức, cá nhân phối hợp là nước ngoài);
Cục Tác chiến (trường hợp cơ sở khám chữa bệnh là cơ quan, đơn vị thuộc diện trọng yếu, cơ mật, sẵn sàng chiến đấu).
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản gửi xin ý kiến thẩm định và hồ sơ kèm theo (đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam), Cục Tài chính, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, Cục Đối ngoại và Cục Tác chiến có văn bản thẩm định gửi về Cục Quân y (Phòng, Ban Quân y); trường hợp thời gian gấp có thể trao đổi qua điện thoại quân sự, văn bản gửi sau;
+ Trong trường hợp hồ sơ đề nghị chưa hoàn chỉnh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh, nêu cụ thể những tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của các cơ quan, Cục Quân y (Phòng, Ban Quân y) phải có văn bản đề nghị Thủ trưởng Bộ Quốc phòng (Thủ trưởng đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng) có văn bản thông báo cho cơ sở khám chữa bệnh thuộc quyền được hoặc không được phép khám chữa bệnh nhân đạo.
- Trường hợp khám chữa bệnh nhân đạo theo nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, các cơ sở khám chữa bệnh nộp hồ sơ theo quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g và điểm h khoản 1 Điều 7 Thông tư 103/2016/TT-BQP kèm theo bản sao văn bản giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền về Cục Quân y (Phòng, Ban Quân y) trước khi thực hiện khám chữa bệnh nhân đạo.
Cục Quân y thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gì trong công tác khám chữa bệnh nhân đạo?
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 103/2016/TT-BQP quy định về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị như sau:
Thẩm quyền cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Cục Quân y/Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tham mưu, đề xuất giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý, chỉ đạo và chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện KBCBNĐ trong phạm vi toàn quân.
...
Như vậy, Cục Quân y thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tham mưu, đề xuất giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý, chỉ đạo và chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện khám chữa bệnh nhân đạo trong phạm vi toàn quân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?