Hoạt động đối ngoại của Kiểm toán nhà nước bao gồm những hoạt động nào? Nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại?
Hoạt động đối ngoại của Kiểm toán nhà nước bao gồm những hoạt động nào?
Theo Điều 3 Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 649a/QĐ-KTNN năm 2016 quy định như sau:
Nội dung của hoạt động đối ngoại
Hoạt động đối ngoại của Kiểm toán nhà nước bao gồm:
1. Ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế;
2. Tổ chức và quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài (đoàn ra) và đón tiếp các đoàn nước ngoài vào Việt Nam (đoàn vào);
3. Tiếp và làm việc với đối tác nước ngoài;
4. Đăng cai, tổ chức và quản lý các hội nghị, hội thảo quốc tế;
5. Vận động nguồn tài trợ của nước ngoài; quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án được tài trợ nước ngoài, các cuộc kiểm toán có yếu tố nước ngoài và các cuộc kiểm toán hợp tác;
6. Tham gia, thực hiện các hoạt động của các hiệp hội, tổ chức quốc tế mà Kiểm toán nhà nước là thành viên;
7. Gia nhập và rút khỏi các tổ chức quốc tế và khu vực;
8. Nhận và xét tặng các hình thức khen thưởng có yếu tố nước ngoài;
9. Thông tin và quản lý thông tin tuyên truyền đối ngoại của Kiểm toán nhà nước;
10. Các hoạt động đối ngoại khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ trên quy định hoạt động đối ngoại của Kiểm toán nhà nước bao gồm:
- Ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế;
- Tổ chức và quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài (đoàn ra) và đón tiếp các đoàn nước ngoài vào Việt Nam (đoàn vào);
- Tiếp và làm việc với đối tác nước ngoài;
- Đăng cai, tổ chức và quản lý các hội nghị, hội thảo quốc tế;
- Vận động nguồn tài trợ của nước ngoài;
- Quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án được tài trợ nước ngoài, các cuộc kiểm toán có yếu tố nước ngoài và các cuộc kiểm toán hợp tác;
- Tham gia, thực hiện các hoạt động của các hiệp hội, tổ chức quốc tế mà Kiểm toán nhà nước là thành viên;
- Gia nhập và rút khỏi các tổ chức quốc tế và khu vực;
- Nhận và xét tặng các hình thức khen thưởng có yếu tố nước ngoài;
- Thông tin và quản lý thông tin tuyên truyền đối ngoại của Kiểm toán nhà nước;
- Các hoạt động đối ngoại khác theo quy định của pháp luật.
Đơn vị nào có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý và thực hiện hoạt động đối ngoại của Kiểm toán nhà nước?
Theo Điều 6 Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 649a/QĐ-KTNN năm 2016 quy định như sau:
Trách nhiệm tham mưu quản lý hoạt động đối ngoại
1. Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì tham mưu giúp Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động đối ngoại của Kiểm toán nhà nước theo đúng đường lối đối ngoại của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
2. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế thực hiện các hoạt động đối ngoại theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì tham mưu giúp Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động đối ngoại của Kiểm toán nhà nước theo đúng đường lối đối ngoại của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
Hoạt động đối ngoại của Kiểm toán nhà nước bao gồm những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước như thế nào?
Theo Điều 4 Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 649a/QĐ-KTNN năm 2016 quy định nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước như sau:
- Phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động đối ngoại.
- Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Tổng Kiểm toán nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại, tăng cường phân cấp, xác định rõ trách nhiệm giữa các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước;
Đồng thời đề cao trách nhiệm của Vụ Hợp tác quốc tế trong việc tham mưu giúp Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý và thực hiện các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán nhà nước.
- Tôn trọng luật pháp và thông lệ quốc tế; đảm bảo giữ gìn bí mật và an ninh quốc gia, bảo mật thông tin của ngành theo quy định.
- Chủ động, tích cực hội nhập và mở rộng quan hệ đối ngoại trên tinh thần cùng có lợi, đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích của Kiểm toán nhà nước; tiếp thu những tri thức và kinh nghiệm tốt của các nước một cách có chọn lọc, phù hợp với pháp luật, Điều kiện và thực tiễn của Việt Nam.
- Bám sát nhu cầu và định hướng phát triển của ngành trong từng thời kỳ; thực hành Tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả.
- Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng quan hệ đối ngoại để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?