Hóa chất nào bị cấm sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản? Có được phép sử dụng thuốc thú y thủy sản chưa được đăng ký lưu hành?
Hóa chất nào bị cấm sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản?
Thức ăn thủy sản (Hình từ Internet)
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Thú y 2015 quy định động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.
Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng: Thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản trong nuôi trồng thủy sản, sơ chế, chế biến động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản.
Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu của nước nhập khẩu động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản, Cục Thú y có trách nhiệm rà soát, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Danh mục này.
Có được phép sử dụng thuốc thú y thủy sản chưa được đăng ký lưu hành?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Thú y 2015 quy định nghiêm cấm các hành vi sử dụng thuốc thú y thủy sản trong sản xuất, kinh doanh thủy sản như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
…
19. Sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thú y hoặc chứa các vi sinh vật, chất tồn dư quá giới hạn cho phép.
20. Ngâm, tẩm hóa chất, đưa nước hoặc các loại chất khác vào động vật, sản phẩm động vật làm mất vệ sinh thú y.
21. Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y để phòng bệnh, chữa bệnh động vật; sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc thú y cấm sử dụng, thuốc thú y hết hạn sử dụng, thuốc thú y chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều 15 của Luật này.
Theo khoản 4 Điều 32 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định trách nhiệm và quyền lợi của chủ cơ sở nuôi trong chữa bệnh động vật thủy sản như sau:
Trách nhiệm và quyền lợi của chủ cơ sở nuôi
...
4. Chỉ sử dụng thuốc, vắc xin, hóa chất, chế phẩm thuộc Danh Mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
b) Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học có trong Danh Mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, đồng thời sử dụng đúng liều lượng của thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản; ghi chép quá trình sử dụng các loại sản phẩm này.
Theo đó, căn cứ theo quy định nêu trên hành vi sử dụng thuốc thú y chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, trừ các trường hợp đặc biệt, trong hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật thủy sản là hành vi vi phạm pháp luật thú y.
Bị xử phạt ra sao khi sử dụng hóa chất cấm trong sản xuất thức ăn thủy sản?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản sẽ bị phạt tiền như sau:
Vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
...
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có thành phần không có tên trong Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái chế nếu đáp ứng quy định của mục đích tái chế hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và sản phẩm được sản xuất trong nước quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc tái xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó, cá nhân có hành vi sản xuất thức ăn thủy sản có thành phần không có tên trong Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đồng thời buộc tiêu hủy thức ăn thủy sản đối với hành vi vi phạm trong trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc không thể tái xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?