Chất lưu là gì? Giếng được hủy bỏ cần phải bảo đảm những gì? Có được để xảy ra tình trạng lưu thông các chất lưu không?

Hiện nay theo quy định của pháp luật thì chất lưu là gì? Giếng được hủy bỏ cần phải bảo đảm những gì? Có được để xảy ra tình trạng lưu thông các chất lưu không? Việc bảo quản giếng phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Chất lưu là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 16/2024/TT-BCT có quy định về chất lưu như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo quản giếng là việc sử dụng dung dịch phù hợp, gia cố các nút chặn và lắp đặt các thiết bị trong giếng nhằm đảm bảo cho giếng khoan được an toàn trong một thời gian nhất định và sau đó có thể tiếp tục các công việc thăm dò, thử vỉa, khai thác một cách thuận lợi.
2. Chất lưu là hỗn hợp hydrocacbon và các chất khác ở thể lỏng, khí.
...

Theo đó, chất lưu là hỗn hợp hydrocacbon và các chất khác ở thể lỏng, khí.

Chất lưu là gì? Giếng được hủy bỏ cần phải bảo đảm những gì? Có được để xảy ra tình trạng lưu thông các chất lưu không?

Chất lưu là gì? Giếng được hủy bỏ cần phải bảo đảm những gì? Có được để xảy ra tình trạng lưu thông các chất lưu không? (Hình từ Internet)

Giếng được hủy bỏ cần phải bảo đảm những gì? Có được để xảy ra tình trạng lưu thông các chất lưu không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 16/2024/TT-BCT có quy định như sau:

Cắt, thu hồi ống chống, đầu giếng, thiết bị lòng giếng
1. Giếng được hủy bỏ phải đảm bảo duy trì được tính toàn vẹn của lòng giếng, không để xảy ra tình trạng lưu thông các chất lưu giữa các thành hệ với nhau hoặc với bề mặt đáy biển, mặt đất.
2. Người điều hành phải áp dụng phương pháp cơ học hoặc thủy lực để cắt và thu hồi đầu giếng. Ống chống phải được cắt sát bên dưới mặt đáy biển và hệ thống đầu giếng phải được thu hồi, đảm bảo không còn phần nào nhô lên bề mặt đáy biển, không gây cản trở các hoạt động hàng hải, khai thác biển khác.
3. Đối với các giếng trên đất liền, chiều sâu cắt đầu giếng, ống chống tối thiểu là 3 m bên dưới mặt đất.
4. Khi cắt ống, người điều hành phải lưu ý các điểm sau:
a) Nếu đoạn gối lên nhau của hai cột ống chống không được bơm trám xi măng thì cột ống chống bên trong có thể được cắt và thu hồi. Chiều sâu cắt ống căn cứ vào chiều cao cột xi măng trong khoảng vành xuyến, được xác định qua tài liệu đo địa vật lý giếng khoan;
b) Nếu có khả năng tồn tại áp suất dư trong khoảng vành xuyến ngoài ống chống thì phải xử lý triệt để trước khi tiến hành cắt ống bằng các biện pháp kỹ thuật gia cố bổ sung theo quy định tại Điều 14 Thông tư này;
c) Trước khi cắt ống, tỷ trọng dung dịch trong giếng khoan phải được hiệu chỉnh phù hợp với độ bền của địa tầng tại chân ống trước nó.
5. Tất cả thiết bị lòng giếng phải được thu hồi. Trong trường hợp không khả thi về mặt kỹ thuật để thu hồi, người điều hành phải có phương án để lại các thiết bị này trong kế hoạch thu dọn công trình dầu khí được Bộ Công Thương phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 45/2023/NĐ-CP. Việc để lại các thiết bị lòng giếng đảm bảo tuân thủ khoản 7 Điều này, Điều 16 và Điều 17 Thông tư này.
...

Theo đó, đối với giếng được hủy bỏ cần phải đảm bảo duy trì được tính toàn vẹn của lòng giếng và không để xảy ra tình trạng lưu thông các chất lưu giữa các thành hệ với nhau hoặc với bề mặt đáy biển, mặt đất.

Việc bảo quản giếng phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2024/TT-BCT quy định như sau:

Yêu cầu chung đối với bảo quản giếng và phân loại giếng cần bảo quản
1. Việc bảo quản giếng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Lòng giếng luôn ở trong điều kiện an toàn kể cả khi các thiết bị miệng giếng bị hư hại do sự cố hay bị loại bỏ, giếng sẽ duy trì được sự cách ly giữa các vỉa với nhau và các vỉa với bề mặt, trừ trường hợp các vỉa được khai thác đồng thời;
b) Đảm bảo khả năng tái sử dụng giếng để khoan, nghiên cứu, khai thác, sửa chữa và các hình thức khác hoặc hủy bỏ giếng vào bất kỳ thời điểm nào và đảm bảo an toàn;
c) Hạn chế sự cản trở của các thiết bị đối với môi trường xung quanh;
d) Phải cắm phao tiêu báo hiệu đối với giếng khoan ngầm được bảo quản tại vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 20 m nước.
2. Căn cứ vào tình trạng giếng, các giếng cần bảo quản được chia làm 3 loại:
a) Loại 1: giếng khoan cần bảo quản lâu dài (từ 03 năm trở lên), bao gồm các giếng mà kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng để khai thác đem lại hiệu quả kinh tế nhưng chưa có phương án sử dụng;
b) Loại 2: giếng khoan cần bảo quản tạm thời (từ 01 đến 03 năm) gồm các giếng nằm trong phương án khai thác nhưng thuộc loại dự phòng;
c) Loại 3: giếng bảo dưỡng ngắn hạn (dưới 01 năm), gồm các giếng đang sử dụng, tạm dừng hoạt động để sửa chữa hoặc chuẩn bị đưa vào sử dụng.
3. Dung dịch bảo quản giếng
Người điều hành phải đảm bảo rằng khi có một phần hay toàn bộ giếng cần được bảo quản thuộc loại 1 và 2 thì giếng phải luôn được đổ đầy dung dịch có tỷ trọng đủ đảm bảo khống chế được áp suất vỉa tồn tại trong giếng khoan trước khi tiến hành các thao tác bảo quản giếng. Dung dịch bảo quản phải được xử lý chống ăn mòn thiết bị.

Theo đó, việc bảo quản giếng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Lòng giếng luôn ở trong điều kiện an toàn kể cả khi các thiết bị miệng giếng bị hư hại do sự cố hay bị loại bỏ, giếng sẽ duy trì được sự cách ly giữa các vỉa với nhau và các vỉa với bề mặt, trừ trường hợp các vỉa được khai thác đồng thời;

- Đảm bảo khả năng tái sử dụng giếng để khoan, nghiên cứu, khai thác, sửa chữa và các hình thức khác hoặc hủy bỏ giếng vào bất kỳ thời điểm nào và đảm bảo an toàn;

- Hạn chế sự cản trở của các thiết bị đối với môi trường xung quanh;

- Phải cắm phao tiêu báo hiệu đối với giếng khoan ngầm được bảo quản tại vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 20 m nước.

Xem thêm: Giếng nước trong nhà tốt hay xấu? Hướng dẫn chi tiết cách đặt vị trí giếng theo phong thủy

Hóa chất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chất lưu là gì? Giếng được hủy bỏ cần phải bảo đảm những gì? Có được để xảy ra tình trạng lưu thông các chất lưu không?
Pháp luật
Hướng dẫn khai báo mã CAS trên hệ thống khai báo nhập khẩu? Danh mục hóa chất phải khai báo bao gồm những chất nào?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất hoặc hóa chất nguy hiểm để sản xuất, kinh doanh thì có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Sự cố hóa chất được phòng ngừa như thế nào? Hóa chất nguy hiểm nào phải lên danh mục phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Pháp luật
Thế nào là hoá chất mới? Hoá chất mới được đưa vào sử dụng và lưu thông trên thị trường khi nào?
Pháp luật
Thế nào là tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp? Điều kiện hoạt động là gì?
Pháp luật
Trong quá trình xếp dỡ hóa chất dễ cháy nổ thì xe vận chuyển có bắt buộc phải tắt máy hoàn toàn?
Pháp luật
Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp được pháp luật quy định ra sao?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất thì bị xử phạt với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Trong hoạt động sản xuất hóa chất yêu cầu về quạt thông gió cho kho chứa hóa chất được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hóa chất
147 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hóa chất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hóa chất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào