Yêu cầu của kế hoạch bảo vệ nước dưới đất là gì? Trình tự lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất ra sao?
Nước dưới đất là gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 thì nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển.
Yêu cầu của kế hoạch bảo vệ nước dưới đất là gì? Trình tự lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất ra sao? (Hình từ Internet)
Yêu cầu của kế hoạch bảo vệ nước dưới đất là gì?
Căn cứ tại Điều 21 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định về các yêu cầu của kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, bao gồm:
- Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất phải phù hợp với quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; phải phù hợp với phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh.
- Xác định được phạm vi các khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và nguyên nhân gây ra; phương án tổ chức thực hiện các giải pháp khoanh định hoặc đưa ra khỏi vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; phương án khai thác nước dưới đất; khu vực cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất; giải pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước dưới đất. Ưu tiên bảo vệ, phục hồi các tầng chứa nước khai thác chính, các tầng chứa nước được khai thác để cấp nước sinh hoạt.
- Việc lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất phải dựa trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất; thông tin, số liệu quan trắc tài nguyên nước dưới đất của mạng quan trắc tài nguyên nước dưới đất, tại công trình khai thác nước dưới đất và các thông tin, số liệu có liên quan khác từ Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia (nếu có).
Trường hợp thông tin, số liệu chưa đảm bảo làm cơ sở lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc bổ sung công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất để phục vụ lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất.
- Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất phải đồng bộ, phù hợp với nguồn lực, giải pháp thực hiện; bảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong triển khai thực hiện.
Trình tự lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất ra sao?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT thì trình tự lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất được quy định như sau:
(1) Đánh giá hiện trạng, diễn biến khai thác, sử dụng nước dưới đất; hiện trạng, diễn biến mực nước dưới đất; hiện trạng, diễn biến chất lượng nước dưới đất, xâm nhập mặn; hiện trạng, diễn biến sụt, lún đất có liên quan đến thăm dò, khai thác nước dưới đất; nguyên nhân gây ra tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm các tầng chứa nước trên địa bàn tỉnh.
(2) Khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm:
- Khu vực, tầng chứa nước có tổng lưu lượng khai thác đã đạt đến hoặc vượt quá 90% ngưỡng khai thác nước dưới đất được xác định trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh.
Trường hợp chưa có quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh hoặc quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh đã được phê duyệt mà chưa quy định ngưỡng khai thác nước dưới đất thì xác định các khu vực, tầng chứa nước có tổng lưu lượng khai thác đã đạt đến hoặc vượt quá 90% lượng nước có thể khai thác của từng tầng chứa nước tại từng khu vực và được tính toán trên cơ sở giới hạn mực nước khai thác.
- Khu vực, tầng chứa nước có mực nước trung bình trong 6 tháng mùa khô trong các giếng quan trắc hoặc giếng khai thác đã đạt đến hoặc vượt quá 95% giới hạn mực nước khai thác và có xu hướng tiếp tục suy giảm;
- Khu vực đã xảy ra sụt, lún đất hoặc có nguy cơ sụt, lún đất;
- Khu vực, tầng chứa nước có nguy cơ bị nhiễm mặn; bị ô nhiễm một trong các thông số amoni, nitrit, nitrat, arsenic hoặc thông số kim loại nặng khác theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.
(3) Căn cứ vào mức độ suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm của nguồn nước dưới đất; nhu cầu khai thác, sử dụng nước dưới đất; mức độ khan hiếm nước và định hướng về khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, quy hoạch tỉnh lập danh mục các khu vực, tầng chứa nước cần ưu tiên bảo vệ, phục hồi.
Danh mục các khu vực, tầng chứa nước cần ưu tiên bảo vệ, phục hồi phải thể hiện rõ về phạm vi hành chính, diện tích phân bố và các nguyên nhân gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
(4) Xác định phương án, giải pháp bảo vệ, phục hồi đối với từng khu vực, tầng chứa nước thuộc danh mục các khu vực, tầng chứa nước cần ưu tiên bảo vệ, phục hồi. Nội dung phương án gồm một hoặc một số nội dung sau đây:
- Các khu vực, tầng chứa nước cần khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và việc triển khai thực hiện các biện pháp cấm hoặc hạn chế khai thác nước dưới đất;
- Các khu vực, tầng chứa nước cần đưa ra khỏi vùng hạn chế khai thác nước dưới đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
- Các khu vực cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất;
- Các khu vực ô nhiễm nước dưới đất cần kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sử dụng phân bón, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; khu vực cần kiểm soát chặt chẽ các chất thải, nguồn thải, các hoạt động khoan, đào và các hoạt động khác có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất;
- Đề xuất, điều chỉnh các phương án khai thác, sử dụng nước dưới đất.
(5) Căn cứ đặc trưng nguồn nước dưới đất tại từng khu vực trên địa bàn tỉnh quy định các nội dung, yêu cầu bảo vệ nước dưới đất khác có liên quan.
(6) Xây dựng phương án tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?