Bảo tàng nhà nước cấp tỉnh bảo quản tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân nào theo quy định tại Nghị định 77?
- Bảo tàng nhà nước cấp tỉnh được quyền bảo quản tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân nào theo Nghị định 77?
- 09 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được quy định như thế nào theo Nghị định 77?
- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân có phải lập phương án xử lý tài sản không?
Bảo tàng nhà nước cấp tỉnh được quyền bảo quản tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân nào theo Nghị định 77?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định Bảo tàng nhà nước cấp tỉnh được quyền bảo quản tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân như sau:
Bảo quản tài sản
1. Đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm tổ chức bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý, trừ các tài sản được quy định tại khoản 2 Điều này.
Việc bảo quản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 138/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
2. Các tài sản sau đây được chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để bảo quản:
a) Tài sản là bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa được chuyển giao cho:
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia;
Bảo tàng nhà nước cấp tỉnh nơi có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
...
Theo đó, Bảo tàng nhà nước cấp tỉnh nơi có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thực hiện bảo quản tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân là bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Bảo tàng nhà nước cấp tỉnh bảo quản tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân nào theo Nghị định 77? (Hình từ Internet)
09 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được quy định như thế nào theo Nghị định 77?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định 09 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được quy định như sau:
- Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật, gồm:
+ Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
+ Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự (sau đây gọi là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu).
- Bất động sản vô chủ, gồm:
+ Bất động sản không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự.
+ Bất động sản mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, gồm: Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Tài sản là di sản không có người thừa kế, gồm:
+ Tài sản không có người nhận thừa kế theo quy định tại Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015.
+ Tài sản hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế nhưng không có người chiếm hữu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015.
+ Phần quyền sở hữu bất động sản khi một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế theo quy định tại khoản 4 Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015.
- Tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ lại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan (sau đây gọi là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan).
- Tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g, i và k khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
+ Việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho Nhà nước Việt Nam được thực hiện thông qua bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) hoặc chính quyền địa phương.
+ Trường hợp khi chuyển giao đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận; nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận thuộc trung ương quản lý thì được xác định là chuyển giao thông qua bộ, cơ quan trung ương; nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận thuộc địa phương quản lý thì được xác định là chuyển giao thông qua chính quyền địa phương.
+ Đối với tài sản do các chuyên gia, nhà thầu, tư vấn nước ngoài chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam mà không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, nếu dự án do trung ương quản lý thì được xác định là chuyển giao thông qua bộ, cơ quan trung ương; nếu dự án do địa phương quản lý thì được xác định là chuyển giao thông qua chính quyền địa phương.
- Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc, thời hạn hoạt động.
- Tài sản được đầu tư theo phương thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án, gồm: Tài sản được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuế dịch vụ (BTL), Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BLT).
- Tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, gồm: Tài sản được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân có phải lập phương án xử lý tài sản không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của đơn vị chủ trì quản lý tài sản
...
3. Lập phương án xử lý tài sản theo thẩm quyền hoặc đề xuất phương án xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định này.
...
Như vậy, đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản theo thẩm quyền hoặc đề xuất phương án xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong trường hợp người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?
- Lễ Rước Phật, lễ Mộc dục, diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 chi tiết? Chương trình Lễ Phật Đản 2025?
- Cục Bà mẹ và Trẻ em trực thuộc cơ quan nào? Biên chế của Cục Bà mẹ và Trẻ em được xác định ra sao?
- Lời chúc dành cho hộ sinh nhân ngày Quốc tế hộ sinh 5 tháng 5? Gợi ý quà tặng dành cho hộ sinh?
- Theo Quyết định 171, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có tư cách pháp nhân không? Giám đốc Học viện do ai quyết định?