Người nổi tiếng quảng cáo sai công dụng sản phẩm thì ai là người chịu trách nhiệm? Người yêu cầu quảng cáo có chịu không?

Người nổi tiếng quảng cáo sai công dụng của sản phẩm thì ai là người chịu trách nhiệm trong trường hợp này? Mức phạt tối thiểu cho hành vi quảng cáo sai công dụng của sản phẩm là bao nhiêu? Có truy cứu trách nhiệm đối với hành vi quảng cáo sai công dụng của sản phẩm hay không?

Người nổi tiếng quảng cáo sai công dụng sản phẩm thì ai là người chịu trách nhiệm? Người yêu cầu quảng cáo có chịu không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Quảng cáo 2012, người quảng cáo có các nghĩa vụ sau:

- Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó;

- Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo;

- Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện;

- Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Theo đó, người quảng cáo cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó. Ngoài ra, người quảng cáo phải liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện;

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 13 Luật Quảng cáo 2012 quy định về nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo như sau:

- Hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo;

- Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo;

- Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện;

- Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Theo đó, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện;

Như vậy, trường hợp người nổi tiếng quảng cáo sai công dụng của sản phẩm thì người yêu cầu quảng cáo và cả người nổi tiếng thực hiện quảng cáo phải liên đới chịu trách nhiệm.

người nổi tiếng quảng cáo sai công dụng sản phẩm

Người nổi tiếng quảng cáo sai công dụng sản phẩm thì ai là người chịu trách nhiệm? Người yêu cầu quảng cáo có chịu không? (Hình từ Internet)

Mức phạt tối thiểu cho hành vi quảng cáo sai công dụng của sản phẩm là bao nhiêu?

Theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định trường hợp hành vi quảng cáo sản phẩm sai sự thật trên mạng xã hội chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự thì cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt hành chính với số tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân vi phạm còn bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo và buộc cải chính thông tin.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm thì bị phạt gấp đôi (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).

Có truy cứu trách nhiệm đối với hành vi quảng cáo sai công dụng của sản phẩm hay không?

Trường hợp hành vi quảng cáo sản phẩm sai sự thật trên mạng xã hội đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quảng cáo gian dối theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 và tội lừa dối khách hàng tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015. Trách nhiệm hình sự đối với hai tội như sau:

Tội quảng cáo gian dối

- Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội lừa dối khách hàng

- Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

+) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+) Có tổ chức;

+) Có tính chất chuyên nghiệp;

+) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

+) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà hành vi quảng cáo sai công dụng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Quảng cáo sai sự thật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người nổi tiếng quảng cáo sai công dụng sản phẩm thì ai là người chịu trách nhiệm? Người yêu cầu quảng cáo có chịu không?
Pháp luật
Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật có bị ở tù không? Có bị cấm hành nghề theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Quảng cáo sai sự thật theo Điều 197 Bộ luật hình sự 2015 phạt tù bao nhiêu năm? Quảng cáo sai sự thật là gì?
Pháp luật
Hành vi quảng cáo hàng hóa sai sự thật có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Người quảng cáo hàng hóa có những quyền và nghĩa vụ nào?
Pháp luật
Vụ kẹo rau củ Kera họp báo chưa được Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội chấp thuận đúng không?
Pháp luật
KOC quảng cáo sai sự thật có bị cấm livestream theo quy định pháp luật không? Hình thức xử phạt dành cho KOC là gì?
Pháp luật
Quảng cáo sai sự thật về xuất xứ nguyên liệu trong chế biến thức ăn chăn nuôi bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quảng cáo sai sự thật
13 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quảng cáo sai sự thật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quảng cáo sai sự thật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào