Xe hợp đồng và xe theo tuyến cố định có gì khác nhau? Hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định được quy định như thế nào?

Xe hợp đồng và xe theo tuyến cố định có gì khác nhau? Tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định được quy định như thế nào? Câu hỏi từ chị T ở Hà Nội.

Xe hợp đồng và xe theo tuyến cố định có gì khác nhau?

Đầu tiên, xe hợp đồng hay kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được hiểu theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử (sau đây gọi là hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).

Tiếp đó, xe theo tuyến cố định hay kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được hiểu theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định:

3. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe
a) Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe); chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển đã ký kết;
b) Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau;
c) Không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;
d) Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.

Như vậy, sự khác biệt giữa xe hợp đồng và xe theo tuyến cố định thể hiện ở những điểm sau:

+ Xe hợp đồng vận tải hành khách dựa trên hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe). Xe theo tuyến cố định vận tải hành khách dựa trên xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.

+ Xe hợp đồng sẽ không được thực hiện những công việc nhất định mà xe theo tuyến cố định có thể làm như: Xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe; Bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; Đón trả khách tại các địa điểm khác; Đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh.....

Xe hợp đồng

Phân biệt xe hợp đồng và xe theo tuyến cố định? (Hình ảnh từ Internet)

Hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định được quy định như thế nào?

Quy định đối với hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định được quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

+ Tăng cường phương tiện vào các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; báo cáo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để tổng hợp và ban hành kế hoạch thực hiện chung;

+ Tăng cường phương tiện vào các ngày cuối tuần (thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật) có lượng khách tăng đột biến: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để thực hiện trong năm. Căn cứ phương án tăng cường phương tiện đã thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến và lưu lượng khách thực tế tại bến xe, bến xe khách xác nhận chuyến xe tăng cường vào Lệnh vận chuyển của doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến khi thực hiện. Xe sử dụng để tăng cường là xe đa được cấp phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE HỢP ĐỒNG”, biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” còn giá trị sử dụng.

Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử phải thực hiện những yêu cầu nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử phải đáp ứng điều kiện sau:

(1) Có giao diện phần mềm cung cấp cho hành khách hoặc người thuê vận tải phải thể hiện đầy đủ các thông tin về tên hoặc biểu trưng (logo), số điện thoại để liên hệ trong trường hợp khẩn cấp của đơn vị kinh doanh vận tải và các nội dung tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP;

(2) Phải gửi hóa đơn điện tử của chuyến đi đến tài khoản giao kết hợp đồng của hành khách, người thuê vận tải và gửi thông tin hóa đơn điện tử về cơ quan Thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

(3) Thực hiện lưu trữ dữ liệu hợp đồng điện tử tối thiểu 03 năm.

Vận tải hành khách
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xe khách giường nằm vận tải hành khách có bắt buộc phải dán phù hiệu xe tuyến cố định trên xe không?
Pháp luật
Mẫu bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo thì hồ sơ đăng ký gồm những gì?
Pháp luật
Giá vé xe khách trong các dịp lễ 10/3 hay 30/4 và 1/5 có được tăng hay không? Có các loại Giá dịch vụ tại bến xe khách nào khác hay không?
Pháp luật
Xe đưa đón học sinh phải cung cấp hành trình, màu sơn và thực hiện báo cáo theo Chỉ thị mới nhất của Thủ tướng Chính phủ?
Pháp luật
Tết Dương lịch, nhà xe có được tăng giá vé hay không? Nhà xe có bắt buộc niêm yết giá vé trong dịp Tết Dương lịch?
Pháp luật
Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường tổn thất do hành khách bị thương trong lúc vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển được tính như thế nào?
Pháp luật
Xe ô tô khách chở số lượng khách vượt quá giới hạn trong trường hợp nào sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính?
Pháp luật
Xe hợp đồng và xe theo tuyến cố định có gì khác nhau? Hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vận tải hành khách
2,035 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vận tải hành khách
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào