Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập viên ngành xuất bản? Sau khi bị thu hồi có được cấp lại chứng chỉ hành nghề không?
Chứng chỉ hành nghề có phải điều kiện bắt buộc đề làm biên tập viên hay không?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Xuất bản 2012 quy định về tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên
1. Tiêu chuẩn của biên tập viên:
a) Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Như vậy, để trở thành biên tập viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau và có chứng chỉ hành nghề biên tập viên là một điều kiện bắt buộc để trở thành biên tập viên:
- Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Có trình độ đại học trở lên
- Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Chứng chỉ hành nghề biên tập viên (hình từ internet)
Những trường hợp nào chứng chỉ hành nghề của biên tập viên bị thu hồi?
Theo khoản 3 Điều 20 Luật Xuất bản 2012 quy định những trường hợp chứng chỉ hành nghề biên tập viên bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
....
3. Chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Biên tập viên có xuất bản phẩm do mình biên tập bị cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;
b) Biên tập viên trong 01 năm có hai xuất bản phẩm hoặc trong 02 năm liên tục có xuất bản phẩm do mình biên tập sai phạm về nội dung mà bị buộc phải sửa chữa mới được phát hành;
c) Biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
Như vậy, có 3 trường hợp biên tập viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề như sau:
- Biên tập viên có xuất bản phẩm do mình biên tập bị cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;
- Biên tập viên trong 01 năm có hai xuất bản phẩm hoặc trong 02 năm liên tục có xuất bản phẩm do mình biên tập sai phạm về nội dung mà bị buộc phải sửa chữa mới được phát hành;
- Biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập là ai?
Theo Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định về trình tự, thủ tục, cách thức thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập viên như sau:
Trình tự, thủ tục, cách thức thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
1. Trình tự, thủ tục, cách thức thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật xuất bản được thực hiện như sau:
a) Việc xác định biên tập viên thuộc trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật xuất bản phải được Cục Xuất bản, In và Phát hành lập thành biên bản;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành phải ra quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập;
c) Kể từ ngày có quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập, biên tập viên không được thực hiện biên tập bản thảo, đứng tên trên xuất bản phẩm và có trách nhiệm nộp lại chứng chỉ hành nghề biên tập cho Cục Xuất bản, In và Phát hành.
Như vậy, người có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập viên là Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành
Sau khi bị thu hồi có được cấp lại chứng chỉ hành nghề không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 23/2023/TT-BTTTT quy định về trình tự, thủ tục, cách thức thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập như sau:
Trình tự, thủ tục, cách thức thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
....
2. Trình tự, thủ tục, cách thức cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập quy định tại Khoản 4 Điều 20 Luật Xuất bản được thực hiện như sau:
a) Sau 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập, biên tập viên được đề nghị Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập. Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập theo Mẫu số 05 gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Xuất bản, In và Phát hành;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoàn thành việc cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập cho biên tập viên; trường hợp không cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Như vậy, sau 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập viên được đề nghị Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập. Thẩm quyền cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập cho biên tập viên là Cục Xuất bản, In và Phát hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?