Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh P4G năm 2025? Hội nghị Thượng đỉnh P4G năm 2025 có nội dung gì?
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh P4G năm 2025?
Năm 2025, Việt Nam đảm nhận vai trò là nước chủ nhà đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ IV.
Thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh: từ ngày 14 đến 17/4/2025.
Địa điểm: tại Thủ đô Hà Nội, Việt Nam.
Đại biểu tham dự: dự kiến có khoảng 800 đến 1000 đại biểu là lãnh đạo các quốc gia thành viên P4G, đại diện các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, quỹ đầu tư hàng đầu có ảnh hưởng trong lĩnh vực tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Ngày 14 tháng 01 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 96/QĐ-TTg năm 2025 thành lập Ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025.
Theo đó tại Điều 1, Điều 2 Quyết định 96/QĐ-TTg năm 2025 có nêu rõ:
Thành lập Ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 (sau đây gọi tắt là Ban tổ chức) để chuẩn bị và tổ chức hội nghị và các hoạt động liên quan của hội nghị.
Đồng thời, Ban tổ chức gồm các thành viên sau đây:
1. Đ/c Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban tổ chức.
2. Đ/c Nguyễn Minh Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban thường trực.
3. Đ/c Nguyễn Sỹ Hiệp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Trưởng ban.
4. Đ/c Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Trưởng ban.
5. Các thành viên là Lãnh đạo các bộ, cơ quan trong Danh sách Ban tổ chức kèm theo.
Căn cứ tình hình thực tế và xét yêu cầu, tính chất công việc, Trưởng Ban tổ chức xem xét quyết định việc bổ sung, điều chỉnh thành viên là lãnh đạo một số cơ quan, địa phương liên quan.
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh P4G năm 2025? Hội nghị Thượng đỉnh P4G năm 2025 có nội dung gì? (Hình từ Internet)
Hội nghị, hội thảo quốc tế là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 06/2020/QĐ-TTG, “Hội nghị, hội thảo quốc tế” là hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài, được tổ chức theo hình thức gặp gỡ trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc theo hình thức trực tuyến với ít nhất một đầu cầu thuộc lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
- Hội nghị, hội thảo do các cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức có sự tham gia hoặc có nhận tài trợ của nước ngoài;
- Hội nghị, hội thảo do các tổ chức nước ngoài tổ chức.
Thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế là ai?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 06/2020/QĐ-TTG quy định về thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế như sau:
Thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
1. Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế sau:
a) Hội nghị, hội thảo quốc tế có thành viên tham dự là người đứng đầu hoặc quan chức cấp Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế;
b) Hội nghị, hội thảo quốc tế có chủ đề, nội dung liên quan đến các vấn đề về chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, quyền con người hoặc thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Người có thẩm quyền quyết định việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của cơ quan, địa phương mình và cho phép các đơn vị tổ chức sau đây được tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế đối với trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Các cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan của người có thẩm quyền;
b) Các cơ quan, tổ chức Việt Nam và nước ngoài do cơ quan của người có thẩm quyền cho phép hoạt động, trừ trường hợp nêu tại điểm c khoản này;
c) Đối với các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, người có thẩm quyền là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo danh sách do Bộ Nội vụ quy định.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo trong trường hợp:
- Hội nghị, hội thảo quốc tế có thành viên tham dự là người đứng đầu hoặc quan chức cấp Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế;
- Hội nghị, hội thảo quốc tế có chủ đề, nội dung liên quan đến các vấn đề về chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, quyền con người hoặc thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Người có thẩm quyền quyết định việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của cơ quan, địa phương mình và cho phép các đơn vị tổ chức sau đây được tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế đối với trường hợp không thuộc quy định trên:
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan của người có thẩm quyền;
- Các cơ quan, tổ chức Việt Nam và nước ngoài do cơ quan của người có thẩm quyền cho phép hoạt động, trừ trường hợp nêu tại điểm c khoản 2 Điều 3 Quyết định 06/2020/QĐ-TTG
- Đối với các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, người có thẩm quyền là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo danh sách do Bộ Nội vụ quy định.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực? Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học bao gồm những lĩnh vực nào?
- Mua nhà ở xã hội để tái định cư thì trong trường hợp nào phải bốc thăm trước khi ký kết hợp đồng mua bán?
- Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự có bị thôi áp dụng chính sách đối với người có tài năng không?
- Công trình không theo tuyến sử dụng mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng nào theo Nghị định 175?
- Khu Quản lý đường bộ IV là tổ chức hành chính tương đương chi cục đúng không? Trụ sở của Khu Quản lý đường bộ IV ở đâu?