Viên chức sinh con thứ ba bị xử lý kỷ luật khiển trách và đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ thì xác định thời gian kéo dài thời hạn nâng lương thường xuyên ra sao?
- Viên chức sinh con thứ ba vừa bị xử lý kỷ luật khiển trách và đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ thì xác định thời gian kéo dài thời hạn nâng lương thường xuyên ra sao?
- Trường hợp nào sinh con thứ ba không vi phạm quy định pháp luật?
- Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý ra sao?
Viên chức sinh con thứ ba vừa bị xử lý kỷ luật khiển trách và đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ thì xác định thời gian kéo dài thời hạn nâng lương thường xuyên ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV có quy định:
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
...
3. Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên:
Trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:
....
b) Kéo dài 06 tháng đối với các trường hợp:
- Cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;
- Viên chức bị kỷ luật cảnh cáo;
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 tháng.
c) Kéo dài 03 tháng đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách.
....
đ) Trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản này.
....
Như vậy, trường hợp viên chức sinh con thứ ba vừa bị xử lý kỷ luật khiển trách và đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ thì thời gian kéo dài thời hạn nâng lương thường xuyên được xác định theo hình thức kỷ luật là khiển trách nên thời hạn là 03 tháng.
Viên chức sinh con thứ ba? (Hình ảnh từ Internet)
Trường hợp nào sinh con thứ ba không vi phạm quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP thì trường hợp không vi phạm như sau:
(1) Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(2) Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
(3) Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
(4) Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
(5) Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
(6) Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
(7) Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 90/2020/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý thực hiện như sau:
(1) Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
(2) Nhận xét, đánh giá viên chức
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị hoặc toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi viên chức công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành.
Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
(3) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b khoản này quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
(4) Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, trong đó ưu tiêu áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?