Viên chức cơ sở giáo dục đại học công lập được bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ra sao theo Công văn 1081?
Viên chức cơ sở giáo dục đại học công lập được bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ra sao?
Ngày 13 tháng 3 năm 2024, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã có Công văn 1081/BGDĐT-NGCBQLGD 2024 về việc tổ chức, triển khai bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh viên chức trong các cơ sở giáo dục. Trong đó, yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học công lập, trường cao đẳng sư phạm tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện nghiêm túc công tác tổ chức và triển khai bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập.
- Rà soát điều kiện thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng theo đúng quy định;
+ Biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình, tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phù hợp cho từng đối tượng bồi dưỡng và cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập;
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;
+ Quyết định danh sách học viên nhập học;
Quản lý quá trình học tập, đánh giá kết quả học tập và công nhận kết quả học tập của học viên;
+ Thu, quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho từng đối tượng theo đúng quy định hiện hành.
- Phối hợp với các Sở GDĐT/Phòng GDĐT tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;
Tuyển sinh và tổ chức lớp học đảm bảo các yêu cầu về việc bồi dưỡng đúng quy định và chất lượng bồi dưỡng.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng và báo cáo Bộ GDĐT (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục) về công tác bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước ngày 30 tháng 11 hằng năm và khi có yêu cầu.
Đồng thời đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tiếp tục thực hiện việc giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN viên chức giảng dạy cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc thẩm quyền quản lý đúng quy định
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tổ chức và triển khai bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ.
Theo đó, viên chức cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ được tổ chức lớp học bồi dưỡng theo giáo trình, tài liệu phù hợp và được cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập; được đánh giá và công nhận kết quả học tập để cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Viên chức cơ sở giáo dục đại học công lập được bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ra sao theo Công văn 1081?
Điều kiện để được cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là gì?
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 101/2017/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư 3/2023/TT-BNV quy định chứng chỉ chương trình bồi dưỡng được cấp cho học viên có đủ các điều kiện sau đây:
- Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng.
- Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án phải đạt từ 50% số điểm trở lên theo thang điểm quy định của chương trình.
- Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; quy chế, nội quy học tập của Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
Tiêu chuẩn đối với giảng viên trong cơ sở đào tạo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 3/2023/TT-BNV có nêu rõ về tiêu chuẩn như sau:
Tiêu chuẩn
1. Giảng viên cao cấp:
a) Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Giảng viên chính:
a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Giảng viên:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Theo đó, tiêu chuẩn đối với giảng viên như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
- Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
- Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?